Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

THƠ HIỆN ĐẠI VN 1930-1945

4.2.2. Đề kiểm tra cho chủ đề thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-1945 (Lớp 11) ==> Trích tài liệu tập huấn của BGD
Ma trận đề kiểm tra

    Mức độ

Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp

Vận dụng cao
Tổng số
 I. Đọc hiểu
Đoạn thơ ”Ta muốn ôm” đến hết (Trích Vội vàng, Xuân Diệu)

- Sự hiện diện của chủ thể trữ tình (qua các cách xưng hô) cùng chiều hướng cảm xúctrong đoạn thơ.
- Các biện pháp tu từ, các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật (danh từ, tính từ).

- Hiểu được diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình qua ý nghĩa của việc chuyển đổi cách xưng hô từ tôi sang ta.
- Hiểu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật (điệp, liệt kê, câu thơ vắt dòng...) đối với việc thể hiện điệu cảm xúc trong đoạn thơ.
- Vận dụng hiểu biết về đoạn thơ vào việc bình luận, đánh giá một ý kiến cho trước.
- Vận dụng tổng hợp hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ vào việc làm rõ nhận định của Hoài Thanh về Xuân Diệu (nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới).

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
  4
1,0
10%
2
1,0
10%
1
0,5
05%
1
0,5
05%
8
3,0
30 %
II. Làm văn
Nghị luận xã hội



- Vận dụng hiểu biết văn học, văn hóa, xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
7,0
70%

1
      7,0
70%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


4
1,0
10%


2
1,0
10%


2
7,5
75%


1
0,5
05%


9
10,0
100%

Đề kiểm tra
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I : Đọc hiểu (3.0đ)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau :
Ta muốn ôm
                                                Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
                                                Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
                                                Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
                                                Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
                                                Và non nước, và cây, và cỏ rạng
                                                Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
                                                Cho no nê thanh sắc của thời tươi
                                                - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
                                                                                                (Trích Vội vàng,Xuân Diệu)
1.      Những thông tin sau về đoạn thơ trên đúng hay sai?
Niềm ham muốn mãnh liệt “tôi muốn” ở đầu bài thơ giờ đã chuyển thành “ta muốn”.
Đúng / Sai
Niềm khát khao tận hưởng vẻ đẹp “mơn mởn” của cuộc sống ngày càng tăng dần về cường độ.
Đúng / Sai
Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóađã được tận dụng triệt để nhằm thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình Xuân Diệu.
Đúng / Sai
Nhà thơ đã sử dụng một hệ thống những tính từ chỉ xuân sắc, những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ để tạo ra một thế giới đầy sức hấp dẫn, thôi thúc con người hưởng thụ, chiếm lĩnh.
Đúng / Sai

2.      Việc chuyển đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” chủ yếu nhằm thể hiện điều gì?
A.    Sự rộng lớn, mênh mông của tâm hồn thi nhân trước sự chật chội của “lượng trời”.
B.     Vẻ đẹp, tầm vóc lớn lao của con người trước thiên nhiên và cuộc sống con người.
C.     Sức sống mạnh mẽ, sự thức tỉnh của cái “tôi” thơ mới sau thời gian dài phải núp mình trong cái “ta”.
D.    Khát vọng nâng mình lên một tầm vóc lớn lao hơn để có thể thu nhận hết mọi vẻ đẹp của cuộc sống. 
3.      Nhịp điệu gấp gáp trong cuộc chạy đua với thời gian để tận hưởng những vẻ đẹp “mơn mởn” của cuộc sống không được tạo ra bởi phương tiện nghệ thuật nào?
A.    Các động từ mạnh, ngày càng tăng dần về cường độ.
B.     Những câu thơ gọn, chắc, đăng đối, cân xứng về nhịp.
C.     Những câu thơ vắt dòng để cảm xúc tràn từ dòng trên xuống dòng dưới.
D.    Những cấu trúc trùng điệp gắn liền với thủ pháp liệt kê.
4.      Đánh giá đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng : đó là một cái “tôi” vị kỷ, sống hưởng thụ, sống gấp. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Hãy giải thích ngắn gọn (không quá 3 câu).
…………………………………………………………………………………
5.      Chúng ta có thể nói gì về những yếu tố mới mẻ đã góp phần làm nên danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) của Xuân Diệu qua đoạn thơ này? (Trình bày trong khoảng từ 5-7 câu)
…………………………………………………………………………………
Phần II : Tự luận (7.0đ)
            Hãy lắng nghe những lời đối thoại về quan điểm sống sau đây:
-         Xuân Diệu :
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
                        Cho nên :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm
                                                                                                            (Vội vàng)
                                    Mau với chứ, vội vàng lên với chứ !
                                    Em, em ơi, tình non đã già rồi.
                                                                                    (Giục giã)
-         Nguyễn Ngọc Thuần : “Trong nhịp sống ồn ào, vội vã hôm nay, đôi khi ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ mong, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi” .
(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
-         Còn bạn? ………………................................................................................
Hãy thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề trên bằng một bài văn không quá 400 từ.
Hướng dẫn chấm
Phần 1 : Đọc hiểu (3.0điểm)
Câu 1 : 1.0 điểm, mỗi ý : 0.25 điểm
Niềm ham muốn mãnh liệt “tôi muốn” ở đầu bài thơ giờ đã chuyển thành “ta muốn”
Đúng
Niềm khát khao tận hưởng vẻ đẹp “mơn mởn” của cuộc sống ngày càng tăng dần về cường độ
Đúng
Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được tận dụng triệt để nhằm thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình Xuân Diệu.
Sai
Nhà thơ đã sử dụng một hệ thống những tính từ chỉ xuân sắc, những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ để tạo ra một thế giới đầy sức hấp dẫn, thôi thúc con người hưởng thụ, chiếm lĩnh.
Đúng

Câu 2 : (0.5đ)
Phương án : D
Câu 3 :(0.5đ)
            Phương án : B
Câu 4 :(0.5đ)  
            Không.Vì đây là sự hưởng thụ chính đáng, biết sống với những gì mình có và mình đáng được hưởng khi tuổi trẻ không lặp lại lần thứ hai trong đời.
Câu 5 : 0.5đ
-         Cái “tôi” cá nhân lớn lao, mạnh mẽ, công khai bộc bạch khát vọng và hành động hưởng thụ cuộc sống ở mọi chiều kích khác nhau.
-         Những cách diễn đạt mới mẻ hiếm thấy trong thơ ca truyền thống (VD : câu thơ cuối)
Phần II : Làm văn (7.0 điểm)
1.      Yêu cầu về kĩ năng
-         Biết cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống.
-         Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
-         Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
-         Có những cách viết sáng tạo, độc đáo.
2.      Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể viết theo những cách khác nhau miễn là thuyết phục trên cơ sở lập trường tư tưởng sau: cần linh hoạt, ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống, tùy thời điểm và điều kiện mà “sống nhanh” hay “sống chậm” miễn là sống có ích, có ý nghĩa, kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.
3.      Biểu điểm
-         Điểm 6-7 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
-         Điểm 4-5 : đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
-         Điểm 2-3 : đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
-         Điểm 1: không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
-         Điểm 0: không làm bài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét