Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Truyện dân gian

NGỮ VĂN 10
Chủ đề : Truyện dân gian
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,…).
- Xác định được đặc trưng thể loại của truyện dân gian qua một văn bản cụ thể.
- Biết cách đọc - hiểu truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau :
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.( Nhớ được những biến cố, chi tiết sự việc, kiểu nhân vật, môtip thường gặp trong truyện cổ tích)
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.( Rèn năng lực tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, sáng tạo…)
+ Năng lực đọc – hiểu truyện dân gian theo đặc điểm thể loại.( theo Tiểu dẫn hoặc phần tri thức đọc hiểu trong sách GK)
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.(Đọc diễn cảm, Đọc – hiểu các ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa hình tượng, chủ đề tác phẩm, thông điệp mà tác giả gởi gắm trong truyện…)
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.( kỹ năng mềm : giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày trước tập thể, thương lượng, quản lỳ thời gian, kiểm soát cảm xúc, lãnh đạo, lắng nghe…)
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “Truyện dân gian” theo định hướng năng lực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Nêu được  các thông tin  về văn bản.

- Hiểu đặc điểm thể loại truyện.
Đọc (kể) diễn cảm truyện dân gian
Đọc (kể) sáng tạo truyện dân gian.
- Liệt kê các nhân vật trong truyện.
- Chia nhân vật theo từng tuyến và lí giải thái độ của nhân dân với các tuyến nhân vật đó.
- Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian.
Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.
- Liệt kê được những chi tiết nghệ thuật quan trọng liên quan đến từng nhân vật.

- Lí giải thái độ, quan điểm, thẩm mĩ, ước mơ, khát vọng  của nhân dân trong truyện dân gian.
- Thấy được mối liên hệ giữa thế giới thực và thế giới nghệ thuật được khắc họa trong truyện kể.
Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.


- Phân biệt được các loại truyện dân gian: truyền thuyết - cổ tích - truyện ngụ ngôn.
- Phân tích bối cảnh (không gian, thời gian) sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyện dân gian.



- Phân biệt tự sự dân gian và tự sự trong văn học viết.



- Khái quát ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.



- Kết nối văn hóa dân gian, văn học dân gian với thực tiễn hiện nay để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh.
Câu hỏi định tính, định lượng
Bài tập thực hành
- Trắc nghiệm KQ (về đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,…)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị của văn bản,..)
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
- Kể chuyện sáng tạo; trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân.
- Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề)
- Bài trình bày, thuyết trình về giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Sưu tập tranh ảnh, tư liệu và dị bản.
- Chuyển thể kịch bản, đóng vai, nhập vai một nhân vật kể lại truyện, viết lại kết thúc truyện,…

CÂU HỎI BÀI TẬP MINH HỌA
Văn bản: Tấm Cám
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Truyện thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- Nhân vật trong truyện Tấm Cám được chia thành mấy tuyến?
- Truyện Tấm Cám có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Nhân vật Tấm/Cám/ mụ dì ghẻ xuất hiện gắn liền với những chi tiết, sự kiện nào?
- Thân phận Tấm được miêu tả như thế nào?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám.
- Liệt kê những chi tiết/ sự kiện gắn liền với sự xuất hiện của nhân vật Tấm.
- Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện Tấm Cám? / Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì?
- Thái độ của nhân dân với nhân vật chính diện/ phản diện như thế nào?
- Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám bắt đầu từ đâu? Mâu thuẫn ấy phát triển như thế nào?
- Sự hóa thân của nhân vật Tấm có ý nghĩa gì?
- Vì sao mỗi lần Tấm khóc Bụt lại hiện lên giúp?
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc yếm đỏ/ miếng trầu trong truyện Tấm Cám.
- Ý nghĩa của truyện Tấm Cám / Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám.
- Giới thiệu những bản kể khác của truyện Tấm Cám.
- Anh/ chị lí giải thế nào về cách giải quyết mâu thuẫn/ xung đột giữa Tấm và Cám trong truyện Tấm Cám?
- Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là gì?
- Quan niệm “ở hiền gặp lành” được thể hiện như thế nào trong truyện Tấm Cám?
- Thuyết minh sự đấu tranh để giành hạnh phúc của Tấm qua những lần biến hóa.
- Thế giới ước mơ trong truyện cổ tích Tấm Cám.

- Kết thúc truyện Tấm Cám có ý nghĩa gì?
- Nếu được phép thay đổi kết thúc truyện, anh/chị sẽ kết thúc truyện kể như thế nào?
- Truyện cổ tích Việt Nam tập trung phản ánh những xung đột chính nào? Cách giải quyết những xung đột ấy của tác giả dân gian?
- Nét đẹp văn hóa, phong tục của người Việt được thể hiện như thế nào tỏng truyện Tấm Cám?
- Truyện Tấm Cám phản ánh những mơ ước gì của nhân dân lao động?
- Đóng vai nhân vật Tấm (Cám) kể lại truyện Tấm Cám.
- Đọc truyện Tấm Cám, anh/chị nghĩ gì về câu trả lời của Mark với con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh”.

ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
Thời gian làm bài: 90 phút
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
     -     Thu thập thông tin để đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản thuộc chủ đề truyện dân gian.
-         Lấy điểm kiểm tra bài viết số 2 ( hệ số 2)
  
1. Kiến thức – Kỹ năng :
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,…).
- Thông tin liên quan đến văn bản.( Nhớ được những biến cố, chi tiết sự việc, kiểu nhân vật, môtip thường gặp trong truyện cổ tích)
- Kỹ năng đọc – hiểu truyện dân gian theo đặc điểm thể loại.( theo Tiểu dẫn hoặc phần tri thức đọc hiểu trong sách GK)
- Xác định được đặc trưng thể loại của truyện dân gian qua một văn bản cụ thể.
- Biết cách đọc - hiểu truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
2. Kiểm tra được năng lực sau :
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra theo yêu cầu đề.( Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán,phản biện , sáng tạo…)
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận, tư duy  của học sinh  bằng văn bản viết và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
+ Năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
3.Thái độ :
            Yêu thích truyện dân gian và có ý thức vận dụng những kiến thức, hiểu biết về truyện dân gian trong thực tiễn đời sống
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
    Tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan
III. PHẠM VI KIỂM TRA
- Văn học dân gian VN
- Truyện cổ tích Tấm Cám
- Truyền thuyết ADV,MC-TT

IV.THIẾT LẬP MA TRẬN

Kỹ năng
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
.(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
-         I. Đọc hiểu
- Xác định phương thức biểu đạt hoặc tuyến nhân vật chính – phụ
 - Hiểu được ý nghĩa của 1 số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện hoặc nêu chủ đề của văn bản.
- Tóm tắt được sự việc chính của tác phẩm theo nhân vật chính.
-Thể hiện được suy nghĩ, bài học về các giá trị của cuộc sống được đề cập trong văn bản
Vận dụng được vấn đề đã học giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống theo yêu cầu của đề bài.
 3 điểm
- Xác định Truyện thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- Hiểu được thái độ của nhân dân với nhân vật chính diện/ phản diện như thế nào?
II. Làm văn
Văn tự sự
Tùy HS lựa chọn
8 điểm
Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 2
Điểm:   1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Điểm:   2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Điểm: 5,0
Tỉ lệ: 50%
6 câu
10 điểm

ĐỀ THAM KHẢO
Thời gian làm bài: 90 phút
I.                  Đọc hiểu văn bản
Câu 1.  Truyện Tấm Cám thuộc thể loại:
A.   Truyện dân gian
B.   Truyện cổ tích
C.   Truyền thuyết
D.   Truyện tự sự
Câu 2.  Ai là nhân vật chính trong Truyện An Dương Vương , Mỵ Châu – Trọng Thủy? 
Câu 3. Vì sao mỗi lần Tấm khóc Bụt lại hiện lên giúp?
Câu 4. Viết 1 đoạn văn ngắn  (3-5 câu) trình bày ý nghĩa của chi tiết “ngọc trai, giếng nước” trong trong Truyện An Dương Vương , Mỵ Châu – Trọng Thủy. 
II.Làm văn
Câu 5. Tóm tắt Truyện An Dương Vương, Mỵ Châu- Trọng Thủy theo chuyện của nhân vật Mỵ Châu. 
Câu 6. Đọc truyện Tấm Cám, anh/chị nghĩ gì về câu trả lời của Mark với con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh”?
---HẾT---

HƯỚNG DẪN CHẤM THAM KHẢO
I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Câu 1(0.5 điểm) :B
Câu 2 (0.5 điểm): HS xác định đúng tên nhân vật ADV và có cách lý giải hợp lý. Ví dụ:  An Dương Vương là nhân vật chính.Vì đây là nhân vật xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm.
Câu 3 (1,0 điểm): HS trình bày được 4 ý hợp lý. Ví dụ như:
-  Vì Tấm là người tốt.
- Thể hiện được quan niệm “Ở hiền gặp lành” của nhân dân.
- Thể hiện được mơ ước về sự công bằng của nhân dân.
- Vì đây là motip quen thuộc của truyện cổ tích thần kỳ…
Nếu thí sinh lí giải đúng 1 ý thì cho 0,25 điểm/ý).
Câu 4 (1,0 điểm) HS trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh
-          Giới thiệu được yêu cầu đề
-         Trình bày được ít nhất 2 ý nghĩa của chi tiết trên phương diện nội dung và nghệ thuật.( Nếu thiếu nghệ thuật trừ 0.25 điểm)
-         Các câu trong đoạn được liên kết với nhau chặt chẽ, không mắc lỗi điễn đạt
II.               Làm văn (8,0 điểm)
Câu 5 (3,0 điểm) HS trình bày được một văn bản tóm tắt theo chuyện của 1 nhân vật.  
-          Giới thiệu được tiêu đề văn bản: (0.25)
“ Tóm tắt Truyện ADV,MC-TT” (theo chuyện của Mỵ Châu)
-         Kể tóm tắt các sự việc(2.0)
+ Vua cha An Dương Vương xây thành, chế nỏ, cầu hòa.
+ Mỵ Châu vô tình làm lộ bí mật quốc gia
+ Mỵ Châu bị  vua cha trừng phạt
+ Chi tiết kết thức truyện
-         Ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm.(0.75)
Câu 6 (5,0 điểm) HS trình bày được một văn bản hoàn chỉnh theo yêu cầu đề
1. Yêu cầu về kĩ năng
-Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về thể loại truyện dân gian, truyện cổ tích, truyện Tấm Cám, thí sinh có thể giới thiệu hoặc kể lại quá trình đấu tranh của nhân vật Tấm để thực hiện khát vọng về hạnh phúc của mình. Từ đó, HS bày tỏ suy nghĩ của mình về câu “Hạnh phúc là đấu tranh”. HS có thể bày tỏ quan điểm  theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục để trả lời. Sau đây là một số gợi ý:
2.1. Về truyện Tấm Cám:
* Giới thiệu vài nét về tác phẩm,  thể loại, nhân vật chính, luận đề (0.5)
* Trình bày về hành trình đấu tranh của Cô Tấm để có được hạnh phúc
+ Trước khi vào cung: chăm chỉ, hiền lành nhân hậu, gặp nhiều bất công nhưng được Bụt giúp đỡ và trở thành hoàng hậu. (0.5)
+Sau khi bị giết hại, Tấm liên tục hóa thân, có những phản kháng mãnh liệt hơn để bảo vệ hạnh phúc chính đáng của mình. è Đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc chính đáng của mình (1.5).
* Đánh giá : Ý nghĩa cuộc đấu tranh của Tấm (0.5)
+ Phản ánh mâu thuẫn gia đình và mâu thuẫn xã hội.
+ Thể hiện mong muốnvà quan niệm của nhân dân
+ Có ý nghĩa giáo dục, tính nhân văn sâu sắc
+ Tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kỳ.
2.2. Thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Hạnh phúc là đấu tranh . Trong đó cần nêu được: Thế nào là hạnh phúc? Đấu tranh? Vì sao con người hạnh phúc trong đấu tranh ? Làm thế nào để con người đấu tranh có hiệu quả để có hạnh phúc?...Các ý kiến đưa ra cần có dẫn chứng, liên hệ thực tiễn phù hợp.
3. Cách cho điểm
- Điểm 4 -5: Giới thiệu về hành trình đấu tranh của cô Tấm  một cách đầy đủ, bày tỏ được suy nghĩ sâu sắc của bản thân về vấn đề Hạnh phúc là đấu tranh. Bốcục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; Có vài dẫn chứng phù hợp; Có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
- Điểm 3 - 4: Giới thiệu tóm tắt về hành trình đấu tranh của cô Tấm, nêu được suy nghĩ của bản thân về vấn đề Hạnh phúc là đấu tranh.. Bốcục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1 - 2: Giới thiệu sơ lược  về hành trình đấu tranh của cô Tấm, phần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề Hạnh phúc là đấu tranh còn sơ sài; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét