Câu 5.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?
“Tình thương lớn mạnh hơn lửa thép
Trận địa đây xây giữa lòng người
Dẫu mưa nắng trái đất tròn vẫn đẹp
Đời yêu ta, ta phải thắng cho đời”
Trận địa đây xây giữa lòng người
Dẫu mưa nắng trái đất tròn vẫn đẹp
Đời yêu ta, ta phải thắng cho đời”
( Việt Nam – máu và hoa- Tố Hữu)
a. Ẩn dụ
b. So sánh
c. Hoán dụ
d. Nói quá
Câu 6. Trong các ví dụ dưới đây ví dụ nào thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. “ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
b. Lan ơi! Đi học thôi.
c. Tam giác cân là tam giác có ba cạnh bằng nhau
d. Canh rau ngót được chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc là lá rau ngót, thịt nạc hoặc tôm khô.
Câu 7. Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
Ngôn ngữ nghệ thuật tuy lấy ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày làm ………..nhưng khác với ngôn ngữ hằng ngày ở chức năng thẩm mĩ.
a. Công cụ
b. Chất liệu
c. Phương tiện
d. Cách thức
Câu 9.Ngôn ngữ trong đoạn văn bản sau thuộc loại nào của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
Quan Công nói:
- Ta thế nào là bội nghĩa?
Trương Phi nói:
- Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày.
( Hồi trống cố thành- trích Tam Quốc diễn nghĩa- La Quán Trung)
a. Ngôn ngữ sân khấu
b. Ngôn ngữ thơ
c. Ngôn ngữ tự sự
d. Ngôn ngữ tiểu thuyết
Câu 10. Hai câu thơ sau tạo được sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc nhờ yếu tố nào của tính truyền cảm.
“ Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
( Em ơi… Ba Lan- Tố Hữu)
a. Màu sắc
b. Âm thanh
c. Vần điệu
d. Cách nói
Câu 11: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các ví dụ sau và nêu tác dụng ?
a. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng Lăng Bác- Viễn Phương)
b. “ Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân Tài như lá mùa thu.”
(Đại cáo bình Ngô –Nguyễn Trãi)
Câu 12: cho hai ví dụ sau
- Mình ơi! Em thương mình lắm
- “ Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, em thương mình bấy nhiêu.”
( Ca dao)
a. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của hai ví dụ trên ?
b. Cách diễn đạt nào hiệu quả hơn? Vì sao ?
c. Tìm ví dụ tương tự?
Câu 13.Chỉ ra tính hình tượng được thể hiện trong bài thơ sau. Trình bày suy nghĩ của anh chị về hình tượng đó.
“Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.”
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.”
( Lau biên giới – Chế Lan Viên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét