Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Bảng mô tả

NGỮ VĂN 10
Chủ đề: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp, câu rút gọn phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.
1.Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
- Tự nhận thức về cách thức giao tiếp của cá nhân trong tình huống sinh hoạt đời thường.
- Giao tiếp, trình bày ý tưởng về đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ra quyết định: sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.
* Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau :
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Năng lực vận dụng, thực hành về PCNNSH  trong những tình huống cụ thể.
+ Năng lực sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) một cách sáng tạo và xem tiếng Việt – PCNNSH  là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về PCNNSH, các văn bản thuộc PCNNSH.
+ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông khi làm bài tập dự án về ngôn ngữ.
+ Năng lực và kĩ năng giải quyết vấn đề trong giao tiếp và trong các hoạt động sống.
+ Năng lực nhận biết, cảm thụ NNSH trong văn bản nghệ thuật.

Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “Phong cách ngôn ngữ” theo định hướng năng lực

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Nêu được  các thông tin  về Phong cách ngôn ngữ.

Hiểu những đặc trưng cơ bản của từng loại PCNN.
Phát hiện các văn bản theo từng PCNN với các biểu hiện về đặc trưng của PCNN đó.
Vận dụng sáng tạo PCNN trong giao tiếp và cảm thụ văn bản nghệ thuật.
Liệt kê các dạng biểu hiện của ngôn ngữ theo từng phong cách.
Hiểu các dạng sử dụng của PCNN.

Lí giải/tìm ra các dấu hiệu của từng PCNN trong văn bản.
 Có kĩ năng diễn đạt bằng PCNN một cách sáng tạo nhằm giữ gìn, phát huy, làm giàu sự trong sáng của tiếng Việt.
 Liệt kê được những đặc trưng của từng PCNN.

 Hiểu mục đích, lí giải được cách lựa chọn, diễn đạt theo đặc trưng của PCNN.
Thấy được mối liên hệ giữa lí thuyết về PCNN với kĩ năng diễn đạt bằng PCNN.

 Tự khám phá vẻ đẹp, giá trị của từng PCNN trong các văn bản.


Phân biệt được PCNNSH với các PCNN khác.
 Phân tích bối cảnh ngôn ngữ/văn cảnh... (không gian, thời gian) hình thành, biến đổi, sử dụng PCNN.



Phân biệt từng loại PCNN trong diễn đạt và trong văn bản nghệ thuật.



Tác động của PCNN đến kĩ năng diễn đạt trong đời sống và văn bản nghệ thuật.



Kết nối văn hóa ngôn ngữ với kĩ năng diễn đạt và mở rộng vốn văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập, thời kì phát triển của khoa học và công nghệ.
Câu hỏi định tính, định lượng
Bài tập thực hành
- Trắc nghiệm KQ (về khái niệm, các đặc trưng…)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,…) từ một văn bản sử dụng PCNN.
- Phiếu quan sát làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt bằng PCNN và tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm (trao đổi, thảo luận về các đặc trưng của PCNN,...)
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
- Diễn đạt sáng tạo; trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân về NNSH của nhóm.
- Bài tập dự án (nghiên cứu các biểu hiện cụ thể (tính địa phương, thói quen diễn đạt, sự sáng tạo...) của nhóm học tập, nhóm dân cư...
- Bài trình bày, thuyết trình về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo từng PCNN.
- Sưu tập vốn từ, từ địa phương, ngôn ngữ thời @... và sự “mở rộng vốn từ” của PCNN.
- Chuyển thể TPVH, nhập vai nhân vật thể hiện bằng PCNNSH, PCNNNT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét