MỘT SỐ KHÁI NIỆM
LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN
(Trích tài
liệu tập huấn Đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá của BGD tháng 6/2014)
----------------------------
1.
Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực
Về phương diện nhận thức, người ta
chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng như
sau:
Các mức
quá trình
|
Các bậc trình độ nhận
thức
|
Các đặc điểm
|
1. Hồi tưởng thông tin
|
Tái hiện
Nhận biết lại
Tái tạo lại
|
- Nhận biết lại cái gì
đã học theo cách thức không thay đổi.
- Tái tạo lại cái đã
học theo cách thức không thay đổi.
|
2. Xử lý thông tin
|
Hiểu và vận dụng
Nắm bắt ý nghĩa
Vận dụng
|
- Phản ánh theo ý nghĩa cái đã học.
- Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự.
|
3. Tạo thông tin
|
Xử lí, giải
quyết vấn đề
|
-
Nghiên cứu có
hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng.
- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới.
- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng
|
2.
A. Các dạng bài tập:Dựa trên các bậc nhận
thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài
tập theo các dạng:
-
Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không
phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực.
-
Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống
không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ
bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.
-
Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp,
đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề.
Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
-
Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và
giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những
bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con
đường giải quyết khác nhau.
2.B. CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
CÁC BẬC NHẬN THỨC
|
ĐỘNG TỪ MÔ TẢ
|
1. BIẾT (Knowledge) : Sự nhớ lại tài liệu đó được học
tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lý, quy trình.
|
(Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi
tên, phát biểu, chọn ra, phác thảo.
|
2. HIỂU (Comprehension): Khả năng hiểu biết về các sự kiện và
nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ
các tư liệu.
|
(Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giải thích, mở
rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn.
|
3. VẬN DỤNG THẤP
Khả năng
vận dụng tài liệu đó học vào các tình huống mới và cụ thể hoặc để giải các
bài tập.
Khả năng
phân tích sự liên hệ giữa các thành phần của một cấu trúc có tính tổ chức sao
cho có thể hiểu được, nhận biết được các giả định ngầm hoặc các ngụy biện có
lý.
|
(Hãy) xác định, khám phá, tính toán, sửa đổi, thao tác, dự
đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng minh, giải quyết, sử dụng.
(Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh hoạ, suy luận, chỉ ra,
thiết lập quan hệ, chọn ra, tách biệt ra, chia nhỏ ra.
|
4. VẬN DỤNG CAO
Khả năng đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay hình
mẫu mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng tạo.
Khả năng phê phán và thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất
định.
|
(Hãy) phân loại, tổ hợp
lại, biên tập lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu
trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.
(Hãy) đánh giá, so sánh,
đưa ra kết luận, thoả thuận, phê bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải thích,
đưa ra nhận định, ủng hộ...
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét