SỞ GIÁO DỤC -
ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
BÀI TẬP THAM GIA DIỄN ĐÀN
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH
CHỦ
ĐỀ: Phong cách ngôn ngữ - các biện pháp
tu từ (Lớp 8)
I. BẢNG MÔ TẢ:
Nội dung
|
Câu hỏi/bài tập đánh giá kĩ năng
|
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
|
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
|
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
|
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
|
1)
Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a.
Kiến thức:
-
Hiểu được đặc điểm của các biện pháp tu từ: nói quá; nói giảm, nói
tránh.
b.
Kĩ năng:
-
Xác định , nhận biết được các biện pháp tu từ: nói quá; nói giảm, nói tránh.
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ : nói quá; nói giảm, nói
tránh.
-
Biết cách viết đoạn/bài sử dụng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
-
Biết cách vận dụng các biện pháp trong giao tiếp và tạo lập văn bản
c.
Thái độ
-
Bồi dưỡng tình yêu và tự hào về sự giàu và đẹp của Tiếng Việt.
-
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
|
Câu
hỏi/bài tập định tính (Trắc nghiệm/Tự luận)
|
-
Nêu (trình bày, …) được đặc điểm
của biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh
|
- Phân tích đặc điểm của nói quá, nói giảm
nói tránh.
-
Xác định
được
biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh trong các
văn bản cụ thể
|
-
Phân tích được tác dụng của biện pháp nói quá; nói giảm, nói tránh trong các
văn bản cụ thể
|
-
Viết
đoạn/ bài sử dụng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
(Đưa
ra được những quan điểm, cách xử lí tình huống trong thực tiễn.)
|
CÁC NĂNG LỰC CÓ THỂ
HƯỚNG TỚI
Năng
lực chung
|
Năng
lực chuyên biệt
|
Tự
học
|
Sử
dụng ngôn ngữ
|
Thu
thập, xử lý thông tin
|
Tạo
lập văn bản (nói, viết)
|
Giao
tiếp
|
|
Giải
quyết vấn đề
|
|
Tư
duy sáng tạo
|
II.
HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Dòng
nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của biện pháp nói quá?
A. Phóng đại mức
độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn
tượng, tăng sức biểu cảm.
B. Dùng cách diễn
đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề;
tránh thô tục, thiếu lịch sự.
C. Phóng đại mức
độ, quy mô, để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
D. Dùng cách diễn
đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục,
thiếu lịch sự.
Câu 2: Dòng
nào
nêu đầy đủ nhất tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?
A. Tránh gây cảm
giác quá đau buồn, ghê sợ.
B. Tránh gây cảm
giác thô tục, thiếu lịch sự.
C. Tránh gây cảm
giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Tránh gây cảm
giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tạo ấn tượng mạnh cho sự diễn đạt.
Câu 3: Phóng đại
mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng là đặc điểm của biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa. B.
Nói quá
C. Ẩn dụ D.
Nói giảm nói tránh
Câu 4: Dòng
nào
nêu đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ nói quá?
A. Tránh gây cảm
giác quá đau buồn, ghê sợ.
B. Nhấn mạnh,
gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
C. Tránh gây cảm
giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
D. Phóng đại
tính chất, quy mô mức độ của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Diễn đạt
tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục thiếu
lịch sự là đặc điểm của biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa. B.
Nói quá
C. Ẩn dụ D.
Nói giảm nói tránh
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Câu
văn Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Có
sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá. B.
Ẩn dụ
C. Nói giảm nói
tránh. D.
So sánh.
Câu 2: Câu nào
dùng cách nói giảm nói tránh?
A. Anh phải hòa
nhã với bạn bè. B.
Anh nên hòa nhã với bạn bè.
C. Anh hãy hòa
nhã với bạn bè. D.
Anh cần hòa nhã với bạn bè.
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống /…/ để tạo
cách nói giảm nói tránh cho câu sau: Đây
là trường học dành cho học sinh /…/
A. Mù B.
Câm điếc
C. Khuyết tật D.
Tàn tật
Câu 4: Trong
các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá?
A. Chẳng
tham nhà ngói ba tòa
Tham
vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
B. Làm trai cho đáng nên
trai
Khom
lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.
C. Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao
cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
D. Miệng cười như thể hoa
ngâu
Cái
khăn đội đầu như thể hoa sen.
Câu 5: Thành
ngữ nào không sử dụng biện pháp tu từ nói quá?
A. Ngáy như sấm. B. Trơn
như mỡ.
C. Nhanh như cắt. D. Lúng
túng như thợ vụng mất kim.
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Đặt câu với các thành ngữ sau đây: nghiêng
nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt.
Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm,
nói tránh trong câu sau:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm
ơi!
(Tố
Hữu, Lượm)
Câu 3. Tìm năm câu tục ngữ, ca dao có dùng biện
pháp nói quá.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1. Gặp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, để họ
không bị suy sụp tinh thần, là bác sĩ, em sẽ thông báo với người đó như thế
nào?
Câu 2: Xây dựng một đoạn hội thoại trong đó
có sử dụng cách nói quá.
III.Biên soạn đề kiểm tra 1 tiết
Ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Chủ đề
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng thấp
|
Vận dụng cao
|
Tổng số
|
1. Nói quá
2 Nói giảm nói tránh
|
-
Nhớ được đặc điểm của biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh
|
-Hiểu
được biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
|
- Phân tích được tác dụng của biện pháp nói
quá; nói giảm, nói tránh.
|
- Đưa ra được những quan điểm, cách xử lí tình
huống trong thực tiễn.
|
|
Số câu
Số điểm
|
3
1,5
|
3
1,5
|
2
4
|
1
3
|
9
10
|
ĐỀ
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian : 45 phút
I.
Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu 1: Dòng nào nêu đầy đủ nhất tác dụng của biện pháp tu
từ nói giảm nói tránh?
A. Tránh gây cảm giác
quá đau buồn, ghê sợ.
B. Tránh gây cảm giác
thô tục, thiếu lịch sự.
C. Tránh gây cảm giác
quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Tránh gây cảm giác
quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tạo ấn tượng mạnh cho sự diễn đạt.
Câu 2: Phóng đại mức độ,
quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng là đặc điểm của biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa. B.
Nói quá
C. Ẩn dụ D.
Nói giảm nói tránh
Câu
3.
Câu văn Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Có
sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá. B.Ẩn
dụ
C. Nói giảm nói tránh. D.
So sánh.
Câu 4: Câu nào
dùng cách nói giảm nói tránh?
A. Anh phải hòa
nhã với bạn bè. B.
Anh nên hòa nhã với bạn bè.
C. Anh hãy hòa
nhã với bạn bè. D.
Anh cần hòa nhã với bạn bè.
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống /…/ để tạo
cách nói giảm nói tránh cho câu sau: Đây
là trường học dành cho học sinh /…/
A. Mù B.
Câm điếc
C. Khuyết tật D.
Tàn tật
Câu
6:
Thành ngữ nào không sử dụng biện pháp tu từ nói quá?
A. Ngáy như sấm. B. Trơn như mỡ.
C. Nhanh như cắt. D. Lúng túng như thợ vụng mất kim.
II.
Tự luận (7 điểm)
Câu 1(2 điểm) : Đặt câu với các thành ngữ sau đây: nghiêng nước nghiêng
thành, dời non lấp biển.
Câu
2 (2
điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong câu sau:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
(Tố Hữu, Lượm)
Câu
3 (3
điểm): Xây dựng một đoạn hội thoại
trong đó có sử dụng biện pháp nói quá.
-
Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRắc nghiệm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
Mức
tối đa: Đáp án C
Mức
không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 2: (0,5 điểm)
Mức
tối đa: Đáp án B
Mức
không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 3: (0,5 điểm)
Mức
tối đa: Đáp án C
Mức
không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 4: (0,5 điểm)
Mức
tối đa: Đáp án B
Mức
không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 5: (0,5 điểm)
Mức
tối đa: Đáp án C
Mức
không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 6: (0,5 điểm)
Mức
tối đa: Đáp án D
Mức
không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
II. Tự luận (7điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Mức
tối đa: HS đặt đúng mỗi câu được 1,0 điểm
Mức
chưa tối đa: chưa đủ hoặc chưa hoàn toàn đúng
Mức
không đạt: đặt câu không đúng, hoặc không viết được gì
Câu 2 (2,0 điểm)
Mức
tối đa: HS chỉ ra được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh (từ ngữ: thôi rồi) (0,5 điểm)
HS nêu được tác dụng của biện
pháp: tránh cảm giác đau buồn trước cái chết của chú bé Lượm, thể hiện được
tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả. (1,5 điểm)
Mức
chưa tối đa: nêu
chưa đủ hoặc chưa hoàn toàn đúng
Mức
không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì
Câu 3 (3 điểm)
Mức
tối đa: HS tạo lập được đoạn hội
thoại với chủ đề tự chọn (1,5 điểm)
HS có sử dụng
biện pháp nói quá (1,5 điểm)
Mức chưa tối đa:
: nêu
chưa đủ hoặc chưa hoàn toàn đúng
Mức
không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì
Thời gian làm đề này không biết là bao nhiêu là vừa sức với HS lớp 8?
Trả lờiXóaChắc 45 phút
Xóanếu học sinh giỏi thì chỉ 20' là xong còn học sinh cỡ khá trung bình thì 45' là đk ạ... :)
Xóa