CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
ĐỀ BÀI VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Đề bài: Báo
điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin: Ngày 4/12/2013 , một xe tải chở 1.500
thùng bia từ TP.HCM ra Phan Thiết , khi
đến vòng xoay Tam Hiệp ( TP. Biên Hòa), bất ngờ tai nạn khiến cho cả ngàn thùng
bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra “
hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc, van xin.
Là một công dân nói chung, một người
dân Đồng Nai nói riêng, em có suy nghĩ gì về vụ việc trên? Từ đó, em có hướng
hành động như thế nào trước lối sống vô cảm của một số người trong xã hội hiện
nay?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
|
I. Yêu cầu chung:
- Biết làm bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống với các yếu
tố đặc trưng của kiểu bài: đánh giá về một
biểu hiện của một trong những hiện tượng xã hội với các luận điểm rõ
ràng, luận cứ xác thực. Qua đó, đề xuất được những ý kiến sâu sắc của bản
thân, thuyết phục được người nghe, xác lập một quan niệm đúng đắn cho mọi người.
- Yêu cầu nội dung: Cần nêu được các
khía cạnh, bình diện của hiện tượng và gợi được sự đồng cảm với người đọc.
- Về hình thức: Bài viết có hệ thống luận
điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, đúng chính tả. Vận
dụng hai phép lập luận Phân tích và Tổng hợp phù hợp, nhuần nhuyễn có hiệu quả.
|
|
|
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề: Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn
nạn là một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bên cạnh nhiều hành động thể hiện
nét đẹp văn hóa đó thì hiện nay trong xã hội vẫn còn tồn tại những con người
có lối sống vô cảm, thờ ơ trước những nỗi đau của người khác. Đỉnh điểm là vụ
việc “ hôi bia” diễn ra vào ngày 4 tháng 12 tại vòng xoay Tam Hiệp ( Biên
Hòa, Đồng Nai) mà báo giáo dục Việt Nam đã đưa tin.
2. Thân bài:
a. Nêu những hành vi cụ thể :
- Khi sự cố giao
thông xảy ra, chiếc xe bị nghiêng và toàn bộ số bia trên xe đổ xuống đường,
văng vãi khắp nơi.
- Đám đông người
đi đường lập tức dừng lại và nhanh chóng chạy ùa vào cướp bia, họ khuôn từ những
thùng còn nguyên đến những lon bia đã bị văng vãi ra khắp đường. Họ đựng vào
tất cả những vật dụng mang theo với thái độ hả hê, vui sướng, y như đó là “ của
trời cho từ trên trời rơi xuống”.
- Không những thế,
họ còn thông tin đến những người thân ở nhà. Thế là chỉ trong thời gian ngắn,
xe cộ lũ lượt khắp nơi kéo đến, họ nhanh chóng nhặt nhạnh tất cả những thùng,
những lon…Họ chất đầy trên những xe ba gác, xe máy, xe đạp…Họ nhét đầy các giỏ xách, túi áo, giỏ xe, cốp xe,
thùng xe…Thậm chí có người cởi cả nón, áo khoác ngoài để đựng bia.
- Khi lực lượng
chức năng có mặt để ngăn cản, họ bất chấp cả luật pháp, bất chấp những lời
van xin thống thiết của tài xế xe nghèo khổ – anh Nguyễn Văn Hậu, họ cứ xông
vào “ hôi của”. Lúc ấy, lực lượng chức năng bất lực, tài xế xe hoảng loạn,
gào khóc trong sự tuyệt vọng. Có người còn hung hăng chửi bới và đòi đánh tài
xế cũng như lực lượng trật tự vì “ dám ngăn cản công việc của họ”.
b. Đánh giá những hoạt động trên : khen/chê, đồng tình, ủng hộ/ phản đối….( nêu ý
kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân)
- Đây là một
hành động xuất phát từ lối sống vô cảm , ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân
mình mà quên đi nỗi đau của người khác. Họ là những con người vô ý thức, vô
nhân đạo, không tuân theo pháp luật. Đó là một hành động xấu xa,đáng lên án
và bài trừ .
c. Tác hại của những hành vi đó:
- Đối với người bị hại: tài xế phải đối
mặt với một khoản tiền đền bù khổng lồ cho công ty ( ước tính trên 300 triệu),
đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc, trong khi bản thân anh đang gặp rất nhiều
khó khăn: vợ mới sinh con nhỏ, ở nhà thuê, một mình anh phải lo kinh tế cho cả
nhà.
- Đối với trật tự an toàn giao thông :
khi người dân xông vào “ hôi của” sẽ làm tắc nghẽn giao thông, mất trật tự an
toàn giao thông, có thể gây nguy hiểm cho người qua lại.
- Đối với uy tín của địa phương, thuần
phong mĩ tục của dân tộc: những hành động của người dân như trên làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của địa phương Đồng Nai nói riêng cũng như làm ảnh hưởng
đến thuần phong mĩ tục, đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trước dư
luận trong và ngoài nước.
- Đối với bản thân những người tham gia
“ hôi của” : chỉ vì hành động tham lam, chính họ tự làm mất đi uy tín, danh dự
nhân phẩm của họ; làm gương xấu, gương mù cho con cháu, khiến con cháu họ có
cái nhìn sai lệch về người lớn, chúng sẽ coi thường hoặc bắt chước người lớn
… Khiến cho mọi giá trị đạo đức trong xã hội bị đảo lộn và ảnh hưởng đến việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
d. Biện pháp xử lý :
- Học sinh nêu ra những biện pháp cụ thể
theo suy nghĩ cá nhân và nhận thức về pháp luật hiện tại như: xử lý nghiêm
minh những hành động trên để làm gương cho kẻ khác; bắt buộc những người vi
phạm đền bù số tiền theo giá trị số tài sản mà mình “hôi” được; có thể phạt
tù, cảnh cáo tùy theo mức độ vi phạm; họp tổ dân phố để phê bình, giáo dục đối
với các cá nhân vi phạm…
3. Kết bài :Kết luận vấn đề,
đề ra hướng hành động.
Từ vụ việc trên cũng như biết bao nhiêu vụ việc tương tự đã xảy ra
chúng ta thấy vô cảm là một lối sống đã và đang tồn tại trong xã hội hiện
nay, nhất là đối với giới trẻ.Họ thờ ơ,không quan tâm đến nỗi đau khổ,bất hạnh
của người khác,trước những chuyện xấu xa trong xã hội.Đây là một lối sống ích
kỷ,đi ngược lại với truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của nhân dân
ta.Là một công dân nói chung, một người dân Đồng Nai nói riêng chúng ta hãy
lên án những kẻ chỉ biết dửng dưng trước những điều xấu xa trong xã hội, thờ
ơ trước những nỗi bất hạnh của con người; đồng thời biết chia sẻ với nỗi đau
của người khác.Đó là một lối sống đẹp mà mỗi chúng ta, nhất là các bạn trẻ cần
hướng tới.( Học sinh cần đề ra hướng hành động cụ thể của bản thân)
|
|
|
III. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Biết vận
dụng các phép lập luận phù hợp, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không sai chính
tả.
- Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, nắm
được yêu cầu của đề, vận dụng các phép lập luận. Bố cục rõ ràng, diễn đạt
chưa thật tốt.
- Đáp ứng một số các yêu cầu trên, nắm
được yêu cầu của đề, vận dụng các phép lập luận chưa hợp lí lắm. Bố cục rõ
ràng, diễn đạt chưa thật tốt (còn lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp), còn sai chính tả.
- Chưa nắm được yêu cầu của đề, chưa biết
cách tổ chức bài viết cho hợp lý, chưa biết vận dụng các phép lập luận. Bố cục
không rõ ràng, diễn đạt chưa thật tốt (còn lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp), còn
sai chính tả.
- Hiểu sai yêu cầu, lạc đề.
* Cần linh hoạt cho điểm đối với những bài
diễn đạt tốt, có sáng.
|
8 - 10
6 – 7
3 - 5
1 – 2
0
|
ĐỀ: VĂN THUYẾT MINH
Đề :Giới
thiệu về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM :
CÂU
|
NỘI DUNG
|
ĐIỂM
|
1
|
I. YÊU CẦU CHUNG
- Biết
làm bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
-
Yêu cầu về nội dung : Cần nêu lên được, đặc điểm, cấu trúc, nội dung chương
trình, cách bảo quản,công dụng và vai trò của sách đối với học sinh lớp 9.
- Về
hình thức : Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, rõ ràng.
|
|
II. YÊU CẦU CỤ THỂ :
Bài làm nêu được các ý sau:
1. Mở bài:
-Giới thiệu chung về quyển
sách giáo khoa.
- Nơi xuất bản,do những ai biên soạn......
2.Thânbài:
-Miêu tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài dược trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....). -Chúng ta có thể nói về kích thước hình dáng (VD: chiềucao, bề dày, chiều rộng......). -Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả cấu trúc bên trong sách như: +Sách gồm bao nhiêu bài ? mỗi bài được chia thành mấy phần (phần Văn bản,tiếng Việt, tập làm văn.....)
+Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung
của mỗi mục ra sao...
+ Ta có thể lấy ví
dụ về một hoặc nhiều phần như:
.Phần vă bản: cấu tạo bài gồm những gì ?.....
- Nội dung, đề tài của chương trình:….
-
Cách sử dụng và bảo quản:
+ Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ....) + Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách. 3. Kết bài:
-Khẳng định lại ý nghĩa của
quyển sách đối với mỗi người học sinh chúng ta.
-Vì vậy chúng ta phải coi sách như người bạn thân của mình ,phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến. |
|
|
III.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên. Biết vận dụng
các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt,
không sai lỗi chính tả.
- Đáp ứng được phần lớn những vấn đề nêu trên. Hiểu
được nội dung cơ bản của đề. Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố
miêu tả. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt.
- Đáp ứng được phần lớn những vấn đề nêu trên. Hiểu
được nội dung cơ bản của đề. Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố
miêu tả. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Sai 3 – 5 lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Hiểu đề còn lơ mơ chưa nắm nội dung của đề, còn
lúng túng trong phương pháp làm bài. Bố cục không rõ ràng, diễn đạt yếu. Sai
nhiều lỗi chính tả.
- Hiểu sai yêu cầu, lạc đề.
* Lưu ý : Cần linh loạt cho điểm cao đối với những
bài viết có ý sáng tạo.
|
8 - 10
5 – 7
3-4
1 – 2
0
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét