CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
PCNN
sinh hoạt
(Thư từ, Nhật ký, Tin
nhắn…)
|
PCNN
nghệ thuật
(Thơ,Truyện, Kí, Kịch…)
|
PCNN
chính luận
(Tuyên ngôn, Bình luận,
Xã luận…)
|
PCNN
báo chí
(Bản tin, Phóng sự,
Phỏng vấn….)
|
PCNN
khoa học
(Luận án, SGK, Sách
báo khoa học…)
|
PCNN
hành chính
(Quyết định, Đơn từ,
Biên bản…)
|
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
|
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
|
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục
|
- Tính thông tin, thời sự.
- Tính ngắn gọn
- Tính
sinh động, hấp dẫn
|
- Tính khái quát, trừu tượng
- Tính lí trí, logic
- Tính khách quan, phi cá thể
|
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
|
BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
Đọc
kỹ các văn bản sau đây và xác định phong
cách ngôn ngữ của từng văn bản:
Văn bản 1:
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa
có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa
tuyết, sương.
(Wikipedia - Bách khoa toàn thư)
Văn bản 2:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Văn bản 3:
Ngày 6-6, lần đầu tiên ở Việt Nam êkip y
bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế với sự hỗ trợ của chuyên gia Bệnh viện Saint
Vincent (Úc) đã thực hiện ghép tim nhân tạo bán phần (heartware) cho ngư dân Hoàng Quốc Biên (39 tuổi, quê xã Ngư Thủy Trung, Lệ Thủy, Quảng
Bình) bị mắc bệnh cơ tim giãn giai đoạn cuối. Sau hơn nửa tháng phẫu thuật, anh Hoàng Quốc Biên đã hoàn toàn bình phục.
...Về kỹ thuật ghép tim nhân tạo bán phần,
GS Phú cho biết một thiết bị nhân tạo được gắn kết vào tim người bệnh nhằm hỗ
trợ chức năng cho một phần quả tim (tâm thất trái hoặc tâm thất phải) đang bị
suy yếu, giãn cơ tim giai đoạn cuối.
Khác với việc ghép tim nhân tạo toàn phần
là phải cắt bỏ quả tim bệnh nhân rồi cấy vào đó một quả tim nhân tạo có đủ chức
năng của một quả tim, tim nhân tạo bán phần có nguồn điện cung cấp từ bên
ngoài, tạo nên lực từ trường làm quay các cánh quạt được gắn nam châm bên trong
quả tim nhân tạo. Nó hỗ trợ sức đẩy dòng máu, bơm máu lưu chuyển qua các kháng
lực trong hệ tuần hoàn của người bệnh.
(Theo Ca ghép tim nhân tạo đầu tiên thành công- Nguyên Linh,
Báo
Tuổi trẻ ngày 26/06/2014)
Văn bản 4:
Tôi thích thú tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải
của đạo Nho. Không cường điệu lên và yêu hết mọi người ngang nhau, mà bảo phải
yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới đến yêu người khác. Lấy ân báo ân nhưng
cũng không đến mức lấy ân báo oán, mà báo oán thì lấy công bằng mà xử lí, nhận
rõ điều gì là phi pháp, nhưng không nhẫn tâm đến mức tố cáo bố mẹ với nhà chức
trách. Vì cao hơn pháp luật là tình người, là lòng nhân.
Thế nào là nhân? Cả đạo
Nho xoay quanh một chữ. Nhân là tính
người, khác với thú vật. Nhân là tình
người, nối kết người này với người khác. Có tự kiềm chế, khắc kỉ, khép mình vào
lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nhìn, lấy “văn” mà tô đẹp mới thành người.
Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là con người trưởng thành.
(Con đường trở thành kẻ
sĩ hiện đại- Nguyễn Khắc Viện)
Văn bản 5:
Cây trong vườn nhà ông Bằng tốt tươi hơn ở những
nơi khác. Kể từ khi xuân sang, trên lá cành của chúng đã thấy có sự hăm hở khác
lạ. Giờ thì nhãn đã ra hoa. Lặng lẽ, trên những chòm lá cao tít, hồng bấy lá
non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ, như phấn thông vàng. Hoa gọi
ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh mở đầy đặn. Rồi sấu. Rồi vải. Lạ, vải kết
quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai trở dậy, đứng dưới gốc sấu hoa rụng đầy,
mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên cành vải đã thấy những chùm quả non nho nhỏ,
xanh như ngọc.
…Vào đêm, đứng ở vườn cây mới thấy sự kì ảo của hương cây, hương hoa. Trong thanh lặng, hoa các loài từ cúc, nhài đến nhãn, vải bốc toả, thơm nồng dậy. Không khí trong sạch, tĩnh mịch lạ, đến nỗi thấy phảng phất cả một dải hương hoàng lan từ đầu phố về họp hội; và dường như có thể nghe thấy tiếng ngọn mướp hương Phượng và chị Hoài gieo đêm ba mươi Tết vươn mình, với những cánh tay mảnh như tơ, bắt cành leo lên giàn.
…Vào đêm, đứng ở vườn cây mới thấy sự kì ảo của hương cây, hương hoa. Trong thanh lặng, hoa các loài từ cúc, nhài đến nhãn, vải bốc toả, thơm nồng dậy. Không khí trong sạch, tĩnh mịch lạ, đến nỗi thấy phảng phất cả một dải hương hoàng lan từ đầu phố về họp hội; và dường như có thể nghe thấy tiếng ngọn mướp hương Phượng và chị Hoài gieo đêm ba mươi Tết vươn mình, với những cánh tay mảnh như tơ, bắt cành leo lên giàn.
(Ma
Văn Kháng- Mùa lá rụng trong vườn)
Văn bản 6:
Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao
thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không
một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th.
ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt mở đăm đăm nhìn qua bóng đêm? Qua ánh trăng mờ Th. thấy
biết bao là viễn cảnh tương đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống
giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia ly, cảnh đau buồn
cũng đến nữa… Đáng trách quá Thuỳ ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ
rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.
(Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
Văn bản 7:
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày vừa qua
trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa to đến rất to, gây lũ ống, lũ
quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng, thiệt hại nghiêm trọng về người và
tài sản của nhân dân, nhất là tại các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu.
…Để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, giúp nhân
dân sớm ổn định cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
- Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại;
hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng người thiệt mạng; cứu trợ lương thực,
nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị mất nhà cửa, đảm bảo không để người
dân nào bị đói, khát;
- Tiếp tục rà soát, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi
các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét để đảm bảo an toàn tính mạng….,
2. Bộ Y tế chủ động chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai các phương án đảm
bảo vệ sinh môi trường vùng bị ngập lũ;…
3. Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông…
(Theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
khắc phục hậu quả của bão số2
ngày 23/07/2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét