TẬP HUẤN ĐỔI MỚI DẠY
HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC .
Chủ đề: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975
CHUẨN
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
-
Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn sau 1975.
- Hiểu
được một số đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
-
Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
-
Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn nghị luận.
HÌNH
THÀNH NĂNG LỰC:
-
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng
lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
-
Năng lực đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
-
Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
-
Năng lực họp tác khi trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ
ĐÁNH GIÁ
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
SAU 1975 THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
Nhận
biết
|
Thông
hiểu
|
Vận
dụng
|
|
Vận
dụng thấp
|
Vận
dụng cao
|
||
-
Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại,...
|
- Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh
sáng tác với việc thể xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của
tác phẩm.
|
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác
phẩm để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
|
- So sánh các phương diện nội dung,
nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả.
|
-
Nhận diện ngôi kể, trình tự kể.
|
- Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối
với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
|
- Khái quát đặc điểm phong cách của
tác giả từ tác phẩm.
|
- Trình bày những kiến giải riêng,
phát hiện sáng tạo về văn bản.
|
-
Nắm được cốt truyện, đề tài, cảm hứng chủ đạo.
|
- Lý giải sự phát triển của các sự kiện
và mối quan hệ của các sự kiện.
|
- Chỉ ra các biểu hiện và khái quát
các đặc điểm của thể loại, nội dung từ tác phẩm sau 1975
|
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị
của một văn bản mới cùng thể loại.
|
-
Nhận diện hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật trung tâm, chính, phụ..)
|
- Giải thích, phân tích đặc điểm về
ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật.
|
- Trình bày cảm nhận về tác phẩm.
|
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản
để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
(Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ
thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ sự học tập nội dung của
VB đã đọc hiểu).
|
-
Phát hiện và nêu tình huống
|
- Phân tích được ý nghĩa của tình huống
truyện.
|
- Thuyết trình về tác phẩm.
|
- Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng
kịch…)
|
- Lí giải ý nghĩa và tác dụng của các
từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ
|
|||
Câu hỏi ĐT, ĐL:
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm,
đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,…)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải,
phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)
- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ,
cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân,..)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao
đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm,..)
|
Bài tập thực hành:
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực
hành)
- Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh
tác phẩm, nhân vật theo chủ đề…)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình,
đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi thảo luận…)
|
CÂU HỎI, BÀI TẬP MINH
HOẠ
VĂN BẢN: CHIẾC THUYỀN
NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
|
Vận dụng thấp
|
Vận dụng
cao
|
||
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Xác định ngôi kể trong truyện.
- Xác định nhân vật trung tâm của truyện.
- Nêu tình huống của truyện.
- Liệt kê các chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa trong truyện.
|
- Phân tích tình huống truyện.
- Cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
trong truyện.
- Lí giải tâm trạng của nhân vật:
·
Phùng trong truyện khi phát hiện bức tranh thiên nhiên
và bức tranh cuộc sống.
·
Người đàn bà hàng chài.
- Phân tích câu chuyện của người đàn bà hàng
chài ở toà án huyện và ý nghĩa câu chuyện
- ý nghĩa nhan đề của truyện.
|
- Ấn tượng sâu
đậm nhất về nhân vật người đàn bà hàng chài.
- Quan điểm
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thông qua những phát hiện của nhân vật Phùng.
- Phân tích giá
trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Minh Châu.
|
- Nhân vật người
đàn bà hàng chài đã gợi cho anh/chị
nghĩ đến nhân vật người phụ nữ nào trong văn học. Từ đó anh/chị có suy nghĩ
gì về vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
- Đặt mình
trong hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài, anh/chị hãy nêu cách ứng xử của
mình.
|
Ma trận đề
kiểm tra
Thời gian
làm bài: 90 phút
Mức độ
Chủ đề
|
Biết
|
Hiểu
|
Vận dụng thấp
|
Vận dụng cao
|
Tổng số
|
I. Đọc hiểu
(Một người Hà Nội)
|
Nhận biết đối tượng mô tả.
|
Giải thích ý nghĩa chi tiết.
|
Hiểu tác dụng của hình thức
nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
|
Liên hệ thực tế đời sống.
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
|
1
0,5
5%
|
1
0,5
5%
|
1
1,0
10%
|
1
1,0
10%
|
4
3,0
10%
|
II. Làm văn:
(Chiếc thuyền ngoài
xa)
|
Vận dụng
kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một
nhân vật văn học kết hợp với vấn đề xã hội.
|
||||
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
|
1
7,0
70%
|
1
7,0
70%
|
|||
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ
|
1
0,5
5%
|
1
0,5
5%
|
1
1,0
10%
|
3
8,0
80%
|
5
10,0
100%
|
Đề kiểm
tra
Chủ đề:
Truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Thời gian
làm bài: 90 phút
Phần I – Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Trích)
Nguyễn Khải
“…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua
luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì
không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với
tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố
cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên,
mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si
của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại
sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường
trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên
thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên
đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể
biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà hiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải
chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ.
Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho
đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!"
Ngày
19- 1- 1990
( Theo Hà Nội trong mắt tôi, NXB Hà Nội, 1995)
Câu hỏi 1: Đoạn trích trên chủ yếu đề cập đến nhân vật nào?
A. Nguyễn Khải
B. Đám đông những người Hà Nội
C. Nhân vật “Cô”
D. Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”
HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1
Mức đầy
đủ
Mã
0,5: Phương án C
Mức không tính điểm
Mã
0: Các phương án khác
Mã 9: Không trả lời
Câu hỏi 2: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi
lại hồi sinh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2
Mục đích của câu hỏi nhằm
đánh giá khả năng phát hiện ý nghĩa hàm ẩn
Mức đầy đủ
Mã 0,5 : Đảm bảo
02 trong các ý sau:
·
Sức
sống mãnh liệt của thiên nhiên;
·
Biểu
tượng cho vẻ đẹp bất diệt của phẩm chất người Hà Nội xưa;
·
Niềm
tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội.
·
Hoặc một ý nghĩa khác hợp lí...
Mức không đầy đủ: 0.25 1 ý
Mức không tính điểm
Mã
0: câu trả lời chưa hợp lí, mơ hồ.
Mã
9: Không trả lời
Câu hỏi 3:
Xác định ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "Hạt bụi vàng" trong câu: "Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố
Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!"
HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3
Mục đích của câu hỏi nhằm
đánh giá khả năng đọc hiểu ý nghĩa của văn bản.
Mức đầy đủ
Mã
1: Chỉ cần đạt 2/4 ý
sau:
·
Hình
ảnh "Hạt bụi vàng" nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp quý báu.
·
Là
hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn người Hà Nội.
·
Thể
hiện niềm trân trọng tự hào của tác giả về phẩm cách người Hà Nội.
·
Hình
ảnh "Hạt bụi vàng" là hình ảnh ẩn dụ có sự đối lập mà thống nhất giữa
thân phận và giá trị.
·
Hoặc một ý nghĩa khác hợp lí...
Mức không đầy đủ
Mã 0,5: chỉ trả lời được 1/4 ý trên.
Mức không tính điểm
Mã 0: Có câu trả lời
không hợp lí, mơ hồ.
Mã 9: Không trả lời
Câu hỏi 4: "Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua
luôn luôn là thời vàng son."
Anh/ chị có cùng suy nghĩ như vậy không? Viết một đoạn văn
khoảng 10 câu lí giải về ý kiến của mình.
HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng thể hiện cách hiểu và cảm
nhận của HS về lời bình luận của người kể chuyện.
Mức đầy đủ
Mã 1: Bài làm của HS đạt được
những yêu cầu sau:
-
Tạo
lập được đoạn văn, đảm bảo logic về ý.
-
Diễn đạt sáng
rõ, đúng chính tả
-
Thể
hiện được ý kiến của bản thân và có cách lí giải phù hợp.
Mức
chưa đầy đủ:
Mã 0,5: Viết được đoạn văn, trình bày
được một số ý, nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc; Chỉ viết được 1 vài câu, ý sơ
sài
Mức
không tính điểm
Mã 0: Viết sai lạc nội dung.
Mã 9: Không trả lời
Phần II - Làm văn (7 điểm)
Qua việc phân tích nhân vật người đàn
bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị
hãy trình suy nghĩ của mình về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa và
nay.
1. Yêu cầu về kĩ năng
-Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã
hội;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích
trong SGK Ngữ văn 12, thí sinh có thể
viết về nhân vật người đàn bà hàng chài và trình bày suy nghĩ của bản thân về
vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam theo những cách khác nhau, nhưng phải hợp
lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
2.1. Nhân vật
người đàn bà hàng chài trong đoạn trích từ
tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu:
* Giới thiệu
vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Nhân vật
người đàn bà trong đoạn trích:
- Nội dung:
·
Giới thiệu nhân vật (ngoại hình, hoàn
cảnh..)
·
Nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần
·
Vẻ đẹp trong tâm hồn (Thương con,
thấu hiểu lẽ đời, trân trọng những hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, cam
chịu, giàu đức hi sinh, vị tha..)
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật qua
tình huống độc đáo; ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật vẻ đẹp
tâm hồn, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
2.2. Thí sinh
bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam
xưa và nay.
3. Cách cho
điểm
- Điểm 6 - 7:
Viết về nhân vật người đàn bà hàng chài một cách thuyết phục, bày tỏ được suy
nghĩ sâu sắc của bản thân vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo;
có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
- Điểm 4 - 5:
Cơ bản làm rõ được những đặc điểm của nhân vật, nêu được suy nghĩ của mình về
vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Bố cục rõ ràng, lập luận
tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2 - 3:
Chưa làm rõ được nhân vật; phần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn
của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay còn sơ sài; mắc nhiều lỗi về chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1:
Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0:
Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
(Lưu ý: Điểm tối đa của phần 2.2 là 2,0
điểm).
ĐOÀN TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét