NHÓM: SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
(CT NGỮ VĂN LỚP 9)
Truyện nước ngoài: Rô-bin-xơn Cru-xô (Trích đoạn Rô-bin-xơn
ngoài đảo hoang) – D.Đi-Phô; Bố của Xi-mông – G.Mô-pa-xăng; Tiếng gọi nơi hoang
dã (Trích đoạn Con chó Bấc) – G.Lân-đơn; Cố hương – Lỗ Tấn.
III. XÂY DỰNG MA
TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
A/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức:
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm
(hoặc đoạn trích), truyện nước ngoài. Tình cảm nhân văn, nghệ thuật xây dựng
tình huống, nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
- Xác định phương thức biểu đạt, loại từ
- Xác định các biện pháp tu từ
trong đoạn văn, kiểu câu
2. Kĩ năng:
- Nhớ được cốt chuyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng
truyện.
- Nhớ một số tình tiết, hình ảnh độc đáo trong các truyện đã học.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức về tình yêu thương, lòng nhân ái.
- Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm
của mình.
B/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm, tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
C/ THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức
độ
Tên
Chủ đề
|
Nhận
biết
|
Thông
hiểu
|
Vận dụng
|
Cộng
|
|
Cấp độ thấp
|
Cấp độ cao
|
||||
1. Đọc hiểu
văn bản
|
- Nhận diện văn bản
- Xác định phương thức biểu đạt
- Xác định loại từ
- Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn văn
-
Xác định kiểu câu
|
- Hiểu ý nghĩa văn bản
- Hiểu thái độ, tình cảm của nhân vật
- Hiểu, sắp xếp nội dung cốt truyện
- Liên hệ đến các tác phẩm khác có cùng chủ đề
|
|||
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu 4
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
|
Số câu 4
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
|
Số câu 8
2 điểm
=20%
|
||
2. Tạo lập
văn bản
|
Tạo lập đoạn văn
|
Viết bài văn nghị luận thể
hiện sự kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tiễn
|
|||
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu 2
Số điểm 4
Tỉ lệ 40%
|
Số câu 1
Số điểm 4
Tỉ lệ 40%
|
Số câu 3
8 điểm
= 80%
|
||
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu 4
Số điểm 1
Ti lệ 10%
|
Số câu 4
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
|
Số câu 2
Số điểm 4
Ti lệ 40%
|
Số câu 1
Số điểm 4
Ti lệ 40%
|
Số câu 11
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời
gian giao đề)
Phần
I: Trắc nghiệm (2điểm).
Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Trời ấm
áp vộ cùng, dễ chịu vô cùng (1). Ánh mặt trời êm đềm, sưởi ấm bãi cỏ(2).. Nước
lấp lánh như gương(3).”
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
A. Con chó Bấc
B. Bố của Xi-mông
C. Cố hương
D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn
trích?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
trích?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 4: Các từ in đậm trong đoạn trích trên thuộc loại từ
nào?
A. Từ ghép
B. Từ láy
C. Từ đơn
D. Từ đơn và từ ghép
Câu 5: Cho biết thái độ tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc
khi thốt lên: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”
A. Bình thường
B. Trân trọng, yêu thương
C. Thờ ơ, lạnh nhạt
D. Xem thường
Câu 6: Trong đoạn trích “Con chó Bấc” (Tiếng gọi nơi
hoang dã Giắc Lân-đơn) nỗi lo sợ luôn ám ảnh Bấc là:
A. Bấc sợ bị bỏ rơi
B. Bị thay thầy đổi chủ
C. Không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài
D. Sợ Thoóc-tơn biến khỏi cuộc đời mình
Câu 7: Trong các truyện sau, truyện nào thuộc loại truyện
phiêu lưu?
A. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
B. Bố của Xi-mông
C. Con chó Bấc
D. Cố hương
Câu 8: hoàn cảnh sống của Rô-bin-xơn gợi cho em nghĩ đến
hoàn cảnh sống của nhận vật nào trong truyện dân gian Việt Nam mà em biết?
A. Thạch Sanh
B. Tấm
C. Mai An Tiêm
D. Thánh Gióng
Phần II: Tự luận (8điểm)
Câu 1(3điểm): Con người sẽ được bồi dưỡng tình cảm gì khi
đọc văn bản “Con chó Bấc”(G. Lân-đơn)? Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu trình
bày suy nghĩ của em về vấn đề trên?
Câu 2(5điểm): Hành động của bác thợ rèn Phi-líp khi đứng
ra bảo vệ Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về lòng nhân ái?
Hướng
dẫn chấm
Phần I: Trắc nghiệm (2điểm). Mỗi đáp án đúng đạt 0,25 điểm.
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
Đáp án
|
B
|
A
|
D
|
B
|
B
|
D
|
A
|
C
|
Phần II: Tự luận (8điểm)
Câu 1(3điểm): Con người sẽ được bồi dưỡng tình cảm gì khi đọc văn bản “Con
chó Bấc”(Giắc Lân-đơn)? Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của
em về vấn đề trên?
Gợi ý trả lời:
- Tình yêu thương và bảo vệ loài vật, sống có tình nghĩa
thủy chung. (0,5điểm)
- Biết thông cảm, bảo vệ, giúp đỡ, chia sẻ với hoàn cảnh
của người khác. (0,5điểm)
- Đó là biểu hiện tình yêu quý những giá trị tốt đẹp của
cuộc sống. (0,5điểm)
- Suy nghĩ, nhận thức của bản thân. (0,5điểm)
- Hình thức, kĩ năng. (1điểm)
Câu 2(5điểm): Hành động của bác thợ rèn Phi-líp khi đứng
ra bảo vệ Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về lòng nhân ái?
Gợi ý trả lời:
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. Bài làm của
học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc rõ ràng, đúng ngữ pháp,
chính tả...
b. Yêu cầu về nội dung:
* Giới thiệu chung về lòng nhân ái của nhân vật Xi-mông
trong truyện Bố của Xi-mông từ đó nói lên tình yêu thương con người.(1điểm)
* Trình bày suy nghĩ về lòng nhân ái qua hành động của
bác Phi-lip.(3điểm)
- Tóm tắt sơ lược về việc làm của bác Phi-lip khi gặp
Xi-mông để thấy được lòng yêu thương của bác Phi-lip dành cho Xi-mông-> Lòng
yêu thương con người.
- Khái niệm về lòng nhân ái.
- Vì sao trong cuộc sống cần có lòng nhân ái.
- Biểu hiện của lòng nhân ái.
- Vai trò của lòng nhân ái.
+ Dẫn chứng:
* Hành động
của bác Phi-lip trong tác phẩm.
* Trong thời kì kc chống Pháp và Mĩ, nhờ lòng nhân ái,...
* Nước ta hay bị thiên tai, lũ lụt,...cần sự giúp đỡ...
* Trong thời kì kc chống Pháp và Mĩ, nhờ lòng nhân ái,...
* Nước ta hay bị thiên tai, lũ lụt,...cần sự giúp đỡ...
- Phê phán những biểu hiện trái với lòng nhân ái.
+ Phê phán:
* Hiện nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, ích kỉ...
* Có người lợi dụng lòng nhân ái để lười biếng...
* Hiện nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, ích kỉ...
* Có người lợi dụng lòng nhân ái để lười biếng...
- Ý nghĩa của vấn đề.
* Suy nghĩ và hành
động nhận thức của bản thân (...xây dựng nhà tình thương...;giúp đỡ bạn bè và mọi
người xung quanh...)(1điểm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét