Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi 1,2:
(Giờ ra chơi, tại hành lang trường học X Mai, Nam và Lan trao đổi bài kiểm tra)
- Mai ơi! Làm bài được không?
(không có tiếng đáp lại)
Lan và Nam gọi to: - Ê! Mai có làm được bài không?
- Gì mà la lối om sòm thế hai đứa! Không cho các bạn khác làm bài à! (tiếng một thầy giáo quát)
- Này các em nhỏ tiếng chứ !Ra sân trao đổi để cho các bạn khác làm bài nào, chưa hết giờ mà. (Một cô giáo nhắc nhở)
- Chán ơi là chán! Đầu óc bã đậu quá !sai hai câu rồi . Thầy la cho mà xem. (Mai càu nhàu)
- Lúc nào chả thế .Khiêm tốn vốn tự cao mà. Kiểu gì mai cậu chả được điểm cao (Nam nói chen vào)
Câu 1: Đoạn hội thoại trên thuộc dạng nào của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
a. Dạng viết
b. Dạng lời nói tái hiện
c. Dạng nói
d. Dạng lời nói mô phỏng
Câu 2: Tính cụ thể trong đoạn hội thoại trên thể hiện ở các yếu tố nào sau đây.
a. Địa điểm
b. Thời gian, có người nghe
c. Cách diễn đạt cụ thể
d. Có thời gian địa điểm, có người nói , người nghe cụ thể, có mục đích nói, cách diễn đạt cụ thể.
Câu 3. Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau
Ngôn ngữ sinh hoạt là………, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm nhằm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
a. Lời ăn tiếng nói hằng ngày
b. Khẩu ngữ
c. Trần thuật
d. Tường thuật
Câu 4. Hãy chỉ ra dạng tồn tại của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn thơ sau
“- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.”
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.”
a. Dạng nói
b. Dạng viết
c. Tái hiện lời thoại của nhân vật
d. Mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
Câu 5. Xác định tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong ví dụ sau trên phương diện từ ngữ, giọng điệu
“Thầy ơi, thầy có thể cho con gọi một tiếng ba không? Những thứ con học được từ ba không đơn thuần là từ những trang vở mà còn từ chính con người ba. Chắc sẽ khó để con tìm được ai giống như ba của con, cũng như ba của 49 đứa “quỷ nhỏ” lớp 12 chuyên hóa. Tụi con đều yêu ba nhiều lắm, sau này tuy không còn được ba dạy bảo nữa nhưng những lời dạy của ba, tụi con sẽ giữ mãi trong lòng”.
a. Giọng chân thành, cách xưng hô “ thầy ơi, tụi con, ba, quỷ nhỏ
b. Cách gọi : ba ơi, thầy ơi
c. Dạng viết, từ ngữ được chọn lọc
d. Tình cảm chân thành, biết ơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét