Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

TRUYỆN DÂN GIAN

4.2.1. Đề kiểm tra cho chủ đề truyện dân gian (Lớp 10)
Ma trận đề kiểm tra

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Tổng
Thấp
Cao
I. Đọc- hiểu

- Trình bày thông tin về văn bản (thể loại, kết cấu).
- Thống kê nhân vật, liệt kê chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật.
- Hiểu đặc điểm thể loại.
- Lí giải sự phát triển các tình tiết, sự kiện.
- Cắt nghĩa sự phân chia tuyến nhân vật, thái độ của nhân vật gửi gắm qua nhân vật.
- Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Phân biệt truyện cổ tích với truyện cười, truyền thuyết,…


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
1.0
10%
2
1.0
10%
1
1.0
10%

7
3.0
30%
II. Làm văn



- Liên hệ với thực tế đời sống.
- Trình bày quan điểm, ý kiến riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.
- Bài học rút ra sau khi đọc - hiểu văn bản.

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:



1
7.0
70%
1
7.0
70%
Tổng:
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

4
1
10%

2
1
10%

1
1
10%

1
7
70%

8
10.0
100%
Đề kiểm tra
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.

Người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nước non...
(Trích Lời của Tấm – Ánh Tuyết )
1. Những chi tiết nào sau đây nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
A. Bố mất sớm, ở với dì ghẻ, làm lụng vất vả từ sáng đến tối không hết việc.
B. Được Bụt giúp đỡ.
C. Hóa thành cô gái thảo hiền sống cùng bà lão tốt bụng.
D. Bụt cho đàn chim sẻ xuống giúp Tấm.
2. Trong truyện Tấm Cám, Tấm đã “hóa bao nhiêu kiếp”? Đó là những kiếp nào?
3. Sự hóa kiếp của Tấm và sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt cho thấy truyện Tấm Cám thuộc loại ...
A. Truyện cổ tích về loài vật.
B. Truyện cổ tích sinh hoạt.
C. Truyện cổ tích thần kì.
4. Ông Bụt trong truyện cổ tích là kiểu nhân vật chức năng. Vai trò của ông là giúp những ước mơ, khát vọng của nhân vật chính diện trở thành hiện thực. Trong truyện Tấm Cám, đó là:
A. Khát vọng giàu sang
B. Khát vọng về chính nghĩa và lẽ công bằng.
C. Khát vọng hạnh phúc.
D. Khát vọng yêu thương.
5. “Tin em, em cướp mất chồng”
Nhân vật “em” mà lời thơ nhắc đến là nhân vật nào trong truyện?
6. Liệt kê nhân vật “người ngoan” và “người gian” trong truyện Tấm Cám.
7. Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám là:.....
(Viết không quá 5 câu để cụ thể hóa giá trị tư tưởng ấy).
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)
Trả lời con gái, Mark khẳng định: “Hạnh phúc là đấu tranh”.
Câu trả lời ấy khiến anh/ chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám?
Hướng dẫn chấm
Phần I. Đọc - hiểu
            Câu 1 (0,25 điểm): Phương án A.
Câu 2 (0,5 điểm): Tấm hóa kiếp 4 lần. Đó là: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
            Câu 3 (0,25 điểm): Phương án C.
            Câu 4 (0,25 điểm): Phương án B.
            Câu 5 (0,25 điểm): Nhân vật Cám.
Câu 6 (0,5 điểm): “Người ngoan”: Tấm; “người gian”: mụ dì ghẻ, Cám.
Câu 7 (1,0 điểm): Giá trị tư tưởng của truyện Tấm Cám:
- Truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về sự chiến thắng tất yếu của cái thiện trước cái ác, về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.
- Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người đặc biệt là trẻ em: ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão.
            Phần II. Tự luận
            1. Yêu cầu về nội dung:
            - Ý nghĩa câu trả lời của Mark: Hạnh phúc không tự nhiên có được, phải do con người tự tạo dựng, gìn giữ.
            - Cuộc đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm được thể hiện qua:
            * Sự biến hóa kì diệu: Tấm hiền lành, chăm chỉ nhưng liên tục bị mẹ con Cám hãm hại. Mỗi lần Tấm cố vươn lên là mỗi lần Tấm bị mẹ con Cám tiêu diệt sự sống. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu xa, Tấm cố vươn lên, kiên cường đấu tranh và giành chiến thắng (hóa kiếp 4 lần: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Tấm trở lại làm người và về cung làm hoàng hậu. Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt, khao khát vươn lên và niềm tin vào chiến thắng bất diệt của cái thiện trước cái ác.
            * Hành động trả thù: Tấm làm mắm Cám, gửi cho dì ghẻ. Phát hiện ra con, dì ghẻ lăn đùng ra chết.
            - Là hành động “tỉnh táo nhận diện, vạch mặt kẻ thù, để tìm hạnh phúc đã mất và tự tay trả thù” (GS. Đinh Gia Khánh).
            - Việc thưởng – phạt trong truyện cổ tích bắt nguồn từ triết lí “ở hiền gặp lành” “ở ác gặp ác”.
            - Hành động của Tấm thể hiện thái độ, tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác. Hành động đó như là “sự nhận thức lại, sự sửa sai của tác giả dân gian đối với kẻ ác” (Hoàng Tiến Tựu).
            - Bài học: Muốn có hạnh phúc thực sự, phải loại bỏ cái xấu, cái ác. 
2. Yêu cầu về hình thức:
            - Bố cục: mạch lạc, diễn đạt lưu loát, biểu cảm.
- Từ ngữ chính xác, có liên hệ, đối chiếu...
Biểu điểm:
-         Điểm 6-7 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
-         Điểm 4-5 : đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
-         Điểm 2-3 : đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
-         Điểm 1: không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

-         Điểm 0: không làm bài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét