Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

VD làm đề theo ma trận Ngữ văn12- Bài viết số 3-Cảm nhận đoạn thơ

Ví dụ:
               _____________
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ- NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 12 (Bài viết số 3)
Thời gian làm bài: 90 phút


Nội dung kiến thức
(Bài, phần, kiểu bài)

Mức độ nhận thức

Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Vận dụng cao
I.Đọc hiểu văn bản khác với văn bản Thơ/Nghệ thuật:Cho 3 câu trong 4 vấn đề sau
3.0   
1.Phương thức biểu đạt
Gọi tên
Biểu hiện


1.0
2.Biện pháp tu từ
Gọi tên, biểu hiện
Ý nghĩa, tác dụng


1.0
3.Nội dung văn bản
Luận đề; Từ ngữ biểu hiện của luận đề, luận điểm trong văn bản (nghĩa đen)
Luận điểm, giải thích luận đề, thái độ của tác giả, ý tác giả muốn nói...(Nghĩa bóng)


1.0
4.Phong cách ngôn ngữ
Gọi tên
Biểu hiện của đặc điểm gắn với ngữ liệu


1.0
II. Làm văn
7.0   
1.Viết đoạn văn theo nội dung có trong phần đọc hiểu


Đúng yêu cầu, kỹ năng viết đoạn NLXH

2.0
2.Viết văn bản NLVH-cảm nhận đoạn thơ TRÍCH TRONG BÀI ĐÂT NƯỚCSÓNG theo luận đề tương tự đã học


MB: 0.5
GTC:0.5
PT-cảm nhận: 2.5
ĐG:0.5
Viết đúng chính tả, bố cục phù hợp:0.5
Sáng tạo, văn viết cảm xúc
(0.5)
5.0
CỘNG
1.-1.50
1.5-2.0
6.5
0.5
10.0










ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ- NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 12 (Bài viết số 3) 
Thời gian làm bài: 90 phút
( Không tính thời gian phát đề)

I.   ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư- một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường.
(Lê Bình, trích Tạp chí Kinh tế xuân Bính Thân
-Phẳng hay không phẳng, VTV1, 12/2/2016)
Câu 1. Xác định và nêu biểu hiện phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ đó được bộc lộ qua những yếu tố ngôn ngữ nào?
Câu 3. Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 4 (2 điểm):  Từ góc độ cá nhân, anh/chị  hãy trả lời câu hỏi: Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn?(trình bày bằng 1 đoạn văn khoảng 10-12 câu)
Câu 5 (5 điểm):Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ khái niệm “Đất Nước” độc đáo qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khoa Điềm:
…“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”…
 (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)
-HẾT-


Cấp độ tư duy
Mô tả

Nhận biết
* Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu.
(Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong SGK, thường chỉ liên quan đến 1 đơn vị kiến thức, học trong 1 bài)

Thông hiểu

* Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã  học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.( Đề đổi số, nhưng vẫn áp dụng công thức kiến thức đã học ở 2 đơn vị kiến thức (2 bài) trở lên) nhưng thao tác, cách làm bài không đổi)

Vận dụng

* Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.

Vận dụng ở mức độ cao hơn

Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương.
5.1.3 Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau:
       * Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình (thường ghi trong mục KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ở mỗi bài học trong SGK-Sau TÊN BÀI HỌC và có ghi rõ trong cuốn CHuân kỹ năng-Kiến thức của tng môn do BGD ban hành theo từng cấp lớp năm 2010):
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì xác định ở cấp độ “biết”;
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”.
Tuy nhiên:
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”;
- Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”.
* Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “hiểu được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng ở mức độ cao hơn”.


Nội dung kiến thức
(Bài, phần, kiểm bài)

Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng T

Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

1.









2.










3.










4.












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét