Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Đề thi văn "gài bẫy": Học vẹt mới nhầm?!

24/04/2015 14:02

(NLĐO) – “Đề văn hay là phải khơi gợi được sự sáng tạo của học sinh chứ không phải cách ra đề vừa khó hiểu vừa chưa chặt chẽ trong câu cú” – một bạn đọc bình luận sau khi đọc đề thi môn ngữ văn lớp 9 của Phòng GD-ĐT quận 10, TP HCM ngày 22-4.

Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài viết Đề thi ngữ văn lớp 9 sáng nay “gài bẫy” học sinh?, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến sôi nổi thể hiện quan điểm trước đề thi gây tranh cãi này.
Đề văn không trong sáng
Sau khi đọc đề thi (ảnh), đa số ý kiến bạn đọc cho rằng người ra đề cố ý đánh đố học sinh qua những câu hỏi không rõ ràng. Bạn đọc Nguyễn Văn Chí cho biết đề thi sai ở chỗ gom cả 2 câu thơ của Nguyễn Du và đoạn văn của Nguyễn Đình Thi vào cùng một ngoặc kép. “Vì bài văn của Nguyễn Đình Thi cũng trích lại 2 câu của Nguyễn Du nên dễ gây nhầm lẫn. Nói chung, người ra đề đã làm tối sự trong sáng của tiếng Việt!”.

Đề thi văn "gài bẫy": Học vẹt mới nhầm?!
Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Anh cho rằng với đề văn này, người lớn nếu đọc kỹ sẽ dễ dàng hiểu yêu cầu của người ra đề nhưng với một học sinh cấp 2 thì đây rõ ràng là một “cái bẫy”.
“Sao không viết nguyên câu “Nêu tên tác giả và tác phẩm của đoạn bình luận này?” mà cứ nói lửng lơ? Nói về tư duy logic, rõ ràng câu nói lấp lửng trong đề hoàn toàn có thể hiểu là nêu tên tác giả của đoạn bình luận cũng đúng hoặc nêu tên tác giả của hai câu thơ cũng đúng luôn!” – bạn đọc viết.
Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh cũng bày tỏ thái độ bức xúc trước đề thi này và cho biết con em mình làm bài không đạt do “bị gài”. Phụ huynh cho rằng với đề thi này, những học sinh trình độ học sinh trung bình khá trở xuống sẽ bị nhầm lẫn. “Như vậy có quá sức đối với các cháu?” – bạn đọc băn khoăn.
Trong khi đó, không ít bạn đọc thẳng thắn chỉ trích đề thi vì “không nhằm đánh giá chất lượng học sinh mà muốn thể hiện năng lực của người ra đề”.
Bạn đọc Minh Anh – một học sinh sắp thi tốt nghiệp THPT –  bày tỏ quan điểm rằng việc ra đề khó cũng là một cách đánh giá học sinh nhưng khó với đánh đố là cả một chân trời khác biệt. “Đưa một đoạn văn không có trong chương trình học vào bài thi đại học là sự thay đổi lớn rồi, đây còn là bài thi học kỳ của học sinh lớp 9, người làm thầy có phải đang muốn tỏ ra mình đọc nhiều hiểu nhiều hơn người khác?” – bạn đọc này thắc mắc.
Không chỉ bắt lỗi về ngữ pháp và cách diễn đạt đánh đố, đề thi còn bị nhiều người “ném đá” vì không khơi gợi được sự sáng tạo của học sinh. Bạn đọc Minh Hiền nhận xét đề thi không hay vì chỉ để kiểm tra trí nhớ, không đòi hỏi sáng tạo: “Thi thế này các cháu dễ bị bệnh tâm thần lắm vì đầu óc đâu mà nhớ như 1 ổ USB. Nếu nói theo quan điểm triết học biện chứng thì giáo dục kiểu này phản lại quy luật vận động”.
“Hãy là bài thi mở để cở mở cho các em tự khám phá những suy nghĩ của mình. Thật sự không nên ra kiểu câu hỏi thế này. Câu hỏi không hay mà còn rối rắm gây ức chế các em” – bạn Hữu Nhiên viết. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng về mặt văn học, bắt học sinh phân tích lại ý của một tác giả khác cũng phân tích về hai câu thơ của Nguyễn Du là ý tưởng tệ, không phát huy được trí sáng tạo của các em.
Chỉ có “những con vẹt” mới không hiểu?
Trước đại đa số ý kiến chỉ trích đề thi, nhiều bạn đọc vẫn giữ vững quan điểm cho rằng đề thi hay, không đánh đố, chỉ những học sinh được rèn theo kiểu rập khuôn, máy móc mới bị nhầm lẫn. “Dạy kiểu đó nên sản phẩm chỉ toàn những con vẹt giỏi của xã hội!” – bạn đọc Thy Thy bức xúc.
Đồng quan điểm trên, bạn đọc Hạ Long thốt lên: “Đề ra theo chuẩn thì phê khuôn mẫu, không sáng tạo, không kích thích, phát huy được tư duy học sinh; đề ra sáng tạo thì phê đánh đố, gài bẫy. Muốn đề không gài bẫy chỉ còn cách ra theo kiểu: “Đọc/chép thuộc lòng đoạn thơ/văn...””.
Một giáo viên cho rằng đề thi không có gì bất hợp lý, ngược lại còn rất sáng tạo. “Đề chỉ khó nếu trong chương trình học không có tác phẩm "Tiếng nói văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi. Học văn đến lớp 9 là phải biết đâu là đoạn thơ, đâu là đoạn phê bình văn học. Các thầy cô lo lắng là không có cơ sở! Dạy cho các em cái tư duy văn học chứ không phải cái khuôn mẫu đã định hình” – bạn đọc viết.
Bạn đọc Vinh cũng khẳng định rằng “đề thi chỉ hơi khó chứ không có gì sai. Đề như thế này mới tránh được học tủ, học vẹt, học mẫu và luyện thi”!

Đây không phải là đề thi đổi mới!
Trước ý kiến cho rằng đề thi do Phòng GD-ĐT quận 10 là theo hình thức đổi mới, giáo viên một trường THPT tại TP HCM nhận định rằng đề thi này về hình thức có khác lạ nhưng thật ra, nội dung vẫn không có gì mới mẻ.
Bởi lẽ, đổi mới thi cử tức là ra những câu hỏi phải mang tính chất gợi mở, tránh lối mòn tư duy và những khuôn mẫu chung về hình thức nhưng vẫn gợi mở giúp học sinh có định hướng về cách viết. Bên cạnh đó, đề thi đổi mới phải tạo khả năng cho học sinh tự do lựa chọn vấn đề và cách giải quyết vấn đề; giúp học sinh phát huy sự sáng tạo, linh hoạt, suy nghĩ và cảm thụ độc lập. Đề mở không những kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh mà còn có thể phân loại được học sinh.
Tuy nhiên, ở đề thi ngữ văn trên, bản thân câu hỏi không chỉ mang tính đánh đố mà còn rối rắm, mù mờ, không rõ nghĩa khiến học sinh rất khó hiểu.
Khó hiểu khác với hiểu theo những hướng khác nhau. Đã không hiểu câu hỏi sao có thể bắt các em hiểu như thế nào?
Bản thân phần phụ chú “qua đôi câu thơ” là rất… vô duyên, trình bày văn phạm tối nghĩa, dài dòng. Đọc yêu cầu “b” của đề, chắc chắn sẽ có học sinh nhầm lẫn từ ví dụ của Nguyễn Đình Thi bình vời hai câu thơ của Nguyễn Du.
Hoặc có học sinh sẽ hiểu từ trong đoạn trích của Nguyễn Đình Thi bình về hai câu thơ của Nguyễn Du, tìm thêm những cụm từ về vẻ đẹp của văn học nghệ thuật ở cùng đoạn trích trên.
Nếu cách hiểu thứ nhất đúng thì bản thân Nguyễn Đình Thi đã bình quá hay, sử dụng những cụm từ quá hay còn bắt học sinh tìm thêm làm gì? Còn nếu cách hiểu thứ hai đúng thì bản thân phần phụ chú trong ngoặc đơn không có ý nghĩa gì.
Một câu hỏi đề thi mà dài dòng, tối nghĩa thì không nên!
Đ. Trinh ghi

 Đề văn “gài bẫy” học sinh: Sẽ điều chỉnh đáp án

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 . THPT Tây Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT TÂY NINH
 ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
Một chàng trai trẻ xin làm người giúp việc cho một nông trại. Khi người chủ hỏi anh có thể làm được gì, anh nói:
- Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão.
Câu trả lời hơi khó hiểu này làm người chủ nông trại bối rối. Nhưng vì có cảm tình với chàng trai trẻ nên ông thu nhận anh.
Một vài ngày sau, người chủ và vợ ông chợt tỉnh giấc giữa đêm vì một cơn lốc lớn. Họ vội kiểm tra mọi thứ trong nhà thì thấy các cánh cửa đã được đóng kỹ, nông cụ đã được cất gọn gàng trong kho, máy cày đã được cho vào nhà xe và chuồng gia súc đã được khóa cẩn thận. Ngay cả những con vật cũng no nê và tỏ ra không hề sợ hãi. Tất cả mọi thứ đều an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành.
Giờ thì người chủ đã hiểu lời của chàng trai trước kia: “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão”.
Bởi trước giờ anh luôn thực hiện công việc của mình một cách [.....................] nên anh chẳng cần phải lo lắng gì mà vẫn có thể tránh được những biến cố khi cơn bão ập tới.
(Trích Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM)
Câu 1. Điền 1 trong các từ sau vào chỗ trống [.....] sao cho phù hợp : có mục tiêu/ có mục đích/ có kế hoạch. (0,25 điểm)
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ  được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Câu trả lời của chàng trai “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão” có hàm ý gì? (0.25 điểm)
Câu 3. Nêu chủ đề chính của câu chuyện.(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 7:
Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa 
Hai chị em Lào - Việt hai bên 
Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa 
Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền 

Tôi về giữa miền Nam trời của mẹ 
Miền Nam ơi! Nửa vạt áo mưa dầm 
Mỗi chiến công hay từng giọt lệ 
Đều xóa dần núi cách sông ngăn 
(Chim lượn trăm vòng - Chế Lan Viên)
Câu 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 5. Xác định  2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa - Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền . (0,5 điểm)
 Câu 6. Hình ảnh “Nửa vạt áo mưa dầm” thể hiện điều gì? (0,5 điểm)
Câu 7. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu cuối “Mỗi chiến công hay từng giọt lệ -Đều xóa dần núi cách sông ngăn”. ( Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người”. (Frank Crane).
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài và nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu.







SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT TÂY NINH
THANG ĐIỂM ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: Điền từ thích hợp : có kế hoạch.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ ngôn ngữ nghệ thuật/ nghệ thuật.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: Câu trả lời của chàng trai “ Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão”  có hàm ý : Tôi là người làm việc cẩn thận, ngăn nắp, có kế hoạch, mọi chuyện đều nằm trong tầm kiểm soát nên không phải có gì lo lắng.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Điểm 0,25: Trả lời đúng, đầy đủ  ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.
 - Điểm 0: Trả lời chung chung,trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: Chủ đề của câu chuyện: Nếu chúng ta làm việc có kế hoạch, làm thật tốt được mọi chuyện có thể thực hiện trong hiện tại thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng vào tương lai.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ  ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.
 - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. 
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên.
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời .
Câu 5: Biện pháp tu từ: so sánh ( như mẹ hiền), nhân hóa (nương bóng), ẩn dụ (bóng mẹ hiền), nói quá (nghìn chiến khu)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 trong 4 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 4 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời .
Câu 6: Hình ảnh “Nửa vạt áo mưa dầm” thể hiện nỗi khó khăn, gian truân, vất vả của miền Nam ; tình cảm tha thiết, gắn bó của nhân dân miền Nam gửi cho những người con tập kết ra Bắc, có thể là nước mắt mừng vui ngày đoàn tụ, cũng có thể là nước mắt đau thương khi người ra đi không trở lại,....
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ  2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.
 - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. 
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 7:  Hai câu cuối “Mỗi chiến công hay từng giọt lệ -Đều xóa dần núi cách sông ngăn : dù chiến thắng hay mất mất hi sinh đều thể hiện niềm tin vào chiến thắng, hai miền Nam - Bắc thống nhất, non sông Việt Nam nối liền một dãi,...
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ  ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.
 - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. 
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người xung quanh.
 - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
 - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
            + Giải thích hai ý kiến để thấy được: trách nhiệm của con người một mặt là nói đến những ràng buộc về lời nói, hành vi, việc làm của mình phải bảo đảm đúng đắn, hoàn thành nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Mặt khác chính trách nhiệm cũng là một yếu tố cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi người.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
 - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
 - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
 a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
 - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
 - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
 - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
 c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng(2,0 điểm):
 - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+  Phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật:
*     Nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ)
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh Mị là cô gái trẻ trung, yêu đời, yêu lao động, hiếu thảo, giàu lòng tự trọng, dù là thân  phận con dâu gạt nợ - bị vùi dập cả về thể chất lẫn tinh thần – nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức mạnh vùng lên để giải phóng cho chính mình và góp phần giải phóng dân tộc.Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, mang đậm màu sắc Tây Bắc của Tô Hoài.
*     Nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người đàn bàn hàng chài dù vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, cuộc sống chứa đựng những đau khổ bất hạnh nhưng lại là người giàu đức hi sinh, vì chồng, vì con và rất thấu hiểu lẽ đời. Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân nhật sâu sắc.
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
*      Sự tương đồng:
Cả hai nhân vật đều bị hành hạ, ngược đãi cùng cực, là nạn nhân của đói  nghèo, thất học.
*     Nét khác biệt
ü  Mị : có sức sống tiềm tàng để vùng lên giải phóng cho chính mình  và góp phần giải phóng buôn làng thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tối tăm.
ü   Người đàn bà hàng chài: cam chịu, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, trải đời, giàu đức hi sinh.
*     Lý giải và đánh giá
ü  Giống: Hình ảnh người phụ nữ truyền thống Việt Nam chịu thương, chịu khó.
ü   Khác: Mị là nạn nhân của chế độ thực dân, địa chủ, phong kiến miền núi. Người đàn bà hàng chài là nạn nhân của tình trạng đói nghèo và thất học.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
 -Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
 - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
 Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.




Thi học kỳ 2014-2015

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học 2014– 2015



  
         Mức độ


Chủ đề


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


Tổng

Thấp


Cao


Thơ hiện đại Việt Nam

- Chép chính xác đoạn thơ đã học.
- Tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí

Khái quát nội dung và nghệ thuật




Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Ý a, b - câu 1
2 điểm
20 %
Ý c câu 1
1 điểm
10%


1câu 3 ý
3 điểm
30 %

Văn tự sự
 ( kết hợp đối thoại, độc thoại và ĐTNT, miêu tả nội tâm )



Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật anh thanh niên


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %



1 câu
7 điểm
70 %
1 câu
7 điểm
70 %
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: %
Ý a, b - câu 1
2 điểm
20 %
Ý c câu 1
1 điểm
10%

1 câu
7 điểm
70 %
2 câu
10 điểm
100 %
















ĐỀ THI HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học : 2014 – 2015
( Thời gian làm bài 90 phút – không kể thời gian giao đề )

 



Câu 1: (4 điểm):
Cho đoạn văn sau:
        “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc 1 giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ đổ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Được nói ra trong hoàn cảnh nào?
c. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn văn.
                              
Câu 2 : ( 6 điểm)
         Em hãy nhập vai nhân vật bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng kể lại cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách.


-----Hết-----





ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN  LỚP 9
HỌC KỲ I – Năm học 2013- 2014


Câu
Đáp án
Biểu điểm



1


 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”  của Nguyễn Thành Long.
b. Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên khi nói chuyện và tâm sự về công việc của mình với bác lái xe.
c. Biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
+ Nhân hóa: ..gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.
….nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn.
Mức độ đạt:
* Mức tối đa: Mỗi ý trả lời đúng được 1,0 điểm.
* Mức chưa tối đa: Trả lời không đầy đủ. Học sinh trả lời được ý nào thì tính điểm ý đó.
- HS trả lời đúng các BPTT nhưng không chỉ ra được cụ thể trừ 0,5 điểm.
* Mức không đạt: Trả lời không chính xác cả 4 ý trên.
1 điểm
1,0 điểm

1,0  điểm

1,0  điểm

2



* Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài: 
* Mức tối đa: HS biết cách giới thiệu về đối tượng được kể:
- Tình huống giả định: Nhớ về cha sau nhiều năm xa cách..
- Giới thiêu sự việc được kể, ấn tượng lần đầu về cuộc gặp gỡ với cha.
* Mức chưa tối đa : HS biết cách giới thiệu về đối tượng kể nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
* Không đạt: Lạc đề ( hoặc mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về nội dung )
2. Thân bài:
* Mức tối đa: HS biết cách kể, đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Khi gặp ba lần đầu: thái độ, suy nghĩ, tâm trạng và tình cảm với cha
( nghe ba gọi...)
- Miªu t¶ ba:  giäng nãi, nô c­êi, khu«n mÆt, trang phôc....
- C¸c yÕu tè miªu t¶ néi t©m vµ nghÞ luËn cÇn kÕt hîp lµ miªu t¶ nh÷ng suy nghÜ, t×nh c¶m khi gÆp gì người xa lạ..và trong những ngày chưa nhận ra ba vì vết thẹo trên mặt của ba...
- Trong bữa cơm..
- Khi tức giận bỏ sang bà ngoại..
- Khi nghe bà ngoại giải thích..

+ Bài viết mạch lạc, hành văn trong sáng.
* Mức chưa tối đa : HS biết kể đúng theo trình tự cuộc gặp gỡ, đúng đối tượng nhưng viết chưa thuyết phục, còn sơ sài.
*  Không đạt: Lạc đề/  nội dung bài viết không đúng yêu cầu của đề bài.
3. Kết bài:
* Mức tối đa ( 0,5 điểm ) : HS biết cách kết bài hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo theo các cách kết đóng hoặc kết mở và đảm bảo các ý sau:
- Nh÷ng suy nghÜ cña vÒ ba; tr¸ch nhiÖm, lý tưởng sống để xứng đáng với tình yêu thương mà cha dành cho mình.
+ Xác định được lý tưởng sống cao đẹp..
*  Mức chưa tối đa ( 0,25đ) : HS biết kết bài đạt yêu cầu / còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
*  Không đạt: lạc đề/ kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về yêu cầu của đề bài  hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác
1. Tiêu chí về hình thức:
- Mức tối đa: HS viết bài văn có đủ 3 phần ( MB, TB, KB), biết tách đoạn trong TB một cách hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết, cả phần TB có một đoạn văn, chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc HS không làm bài.

2. Sáng tạo:
- Mức đầy đủ: HS đạt được 3 các yêu cầu sau:
 1) Bài viết có cảm xúc.
 2) Câu văn gọn, rõ ràng, hành văn trong sáng.
 3) Biết sử dụng yếu tố nghị luận  và miêu tả nội tâm trong bài văn tự sự.
     4) Có sự liên hệ bản thân.
- Mức chưa đầy đủ ( 0,5 đ): HS đạt được 2 trong số  các yêu cầu trên
- Mức chưa đầy đủ ( 0,25 đ): HS đạt được 1trong số  các yêu cầu trên.
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong  bài viết của HS hoặc HS không làm.
3, Lập luận: 0,5đ
- Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ, có trật tự logic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài.
- Không đạt: HS không biết cách lập luận , các phần: MB, TB, KB rời rạc,  các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, hoặc không làm bài.


0,5đ







3,5 điểm















0,5 đ










0,5 điểm







1,0 đ