Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Ví dụ đề ĐGNL: Văn 12

Chủ đề: Truyện ngắn Việt Nam 1945-1975
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Hiểu được được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn và đoạn trích tiểu thuyết hiện đại.
- Hiểu một số đặc điểm của truyện Việt Nam từ sau CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn nghị luận.Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau :+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.+ Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.


Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “Truyện ngắn Việt Nam 1945-1975" theo định hướng năng lực

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại,…

- Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc thể xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

- So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả.

- Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể.
- Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm.
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.

- Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo.

- Lý giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện.

- Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- Nhận diện hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ).
- Giải thích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật.
- Trình bày cảm nhận về tác phẩm.
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
(Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ sự học tập nội dung của VB đã đọc hiểu).
- Phát hiện và nêu được tình huống truyện.
- Phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện.
- Thuyết trình về tác phẩm.
- Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch…)
- Nghiên cứu KH, dự án.
- Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.
- Lí giải ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ



Câu hỏi ĐT, ĐL:
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,…)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)
- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân,..)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm,..)
Bài tập thực hành:
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành)
- Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề…)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình, đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi thảo luận…)


Câu hỏi, bài tập minh họa:
Văn bản: Vợ nhặt (Kim Lân)

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Xác định nhân vật trung tâm của truyện.
- Nêu tình huống của truyện.
- Liệt kê các chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa trong truyện.


- Giải thích tác động của hoàn cảnh sáng tác đến việc xây dựng cốt truyện, kết thúc truyện và thể hiện cái nhìn về người nông dân trong tác phẩm.
- Phân tích tình huống truyện.
- Cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện.
- Lí giải tâm trạng của các nhân vật trong truyện khi Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.
- Phân tích tâm trạng của các nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ khi Tràng "nhặt" được vợ đưa về nhà.
- Lí giải ý nghĩa nhan đề của truyện.
- Ấn tượng sâu đậm nhất về nhân vật bà cụ Tứ/Tràng/người vợ nhặt.
- Phân tích tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Kim Lân trong tác phẩm.

- Làm rõ sự khác biệt trong cách thể hiện hình tượng người nông dân trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân với một số sáng tác cùng đề tài trước và sau CMT8 năm 1945.
- Làm rõ giá trị của cuộc sống/những bài học đạo lí rút ra được từ tác phẩm (tình yêu thương, niềm tin, khát vọng sống…).


Văn bản: Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Kể tên các nhân vật trong đoạn trích.
- Nêu tình huống của đoạn trích.

- Giải thích ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tác đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của truyện.
- Giải thích tác dụng của việc tác giả đặt điểm nhìn vào nhân vật Việt để kể chuyện.
- Phân tích/Cảm nhận về một chi tiết mà  anh/chị thích nhất trong tác phẩm.
- Cảm nhận về các đoạn văn tiêu biểu, chẳng hạn như:
+ "Việt tỉnh dậy lần thứ tư... Việt nằm thở dốc...”.
+ "Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến... trong đêm đang bắt đầu xung phong”.
+ "Nhà day ra cửa sông... làm sao chớ?”"Cúng mẹ và cơm nước xong... sang bưng khác”.
- Cảm nhận/Phân tích nhân vật Việt trong đoạn trích.
- Lí giải ý nghĩa nhan đề của truyện.
- Làm rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Việt.
-  Vì sao nói Việt là nhân vật điển hình trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thi?
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyễn Thi được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?
- Làm sáng tỏ biểu hiện của ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Thi: phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.


- Cảm hứng yêu nước của Nguyễn Thi qua truyện ngắn.
- Tình yêu nước của con người trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có gì khác so với các tác phẩm của các tác giả khác?
- Từ một nhân vật mà anh/chị yêu thích trong đoạn trích, suy nghĩ về tình yêu nước của thanh niên trong thời đại hiện nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét