Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Kiểm tra 90 phút - Lớp 10

                                                            I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.
- Viết được bài văn Tự sự có sử dụng các yếu tố Miêu tả và Biểu cảm.
2. Đánh giá năng lực
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu truyện dân gian theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một đề tài quen thuộc, gần gũi trong đời sống.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA : Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :

Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
I. Đọc hiểu
-Trình bày thông tin văn bản (thể loại, kết cấu)
-Thống kê nhân vật, liệt kê chi tiết sự kiện liên quan đến nhân vật

-Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện.




Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
2
2,0
20%

1
1,0
10%



3
3,0
30%
II. Làm văn





- Biết viết bài văn Tự sự theo ngôi kể thứ nhất về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò.

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %





7
7,0
70%
7
7,0
70%
TS câu
TS điểm
Tỷ lệ %
2
2,0
20%

1
1,0
10%


7
7,0
70%
10
10,0
100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ BÀI VIẾT SỐ  1
  Thời gian: 90 phút ( không kể chép đề)
PHẦN I. Đọc – hiểu (3 điểm)
            Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
 Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
                                    Nỏ thần vô ý trao tay giặc
                                    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
                                                                                    (Tố Hữu)
1. Văn bản trên nói đến tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì?
2. Liệt kê các nhân vật chính trong truyện?
3.  Bài học mà tác phẩm gửi gắm tới muôn đời là gì:
a. Bài học về sự cả tin, ngây thơ.
b. Bài học về tình yêu đôi lứa.       
c. Bài học về cách xây thành, chế nỏ.
d. Bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
PHẦN II. Tự luận (7 điểm)
       Hãy viết bài văn Tự sự theo ngôi kể thứ nhất về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM                                                                                                       
Phần
Câu
Nội dung
Điểm



Đọc hiểu

1
- Văn bản trên nói đến tác phẩm “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn bản trên thuộc thể loại truyện Truyền thuyết.
0,5

0,5
2
- Các nhân vật chính trong truyện gồm: An Dương Vương; Mị Châu; Trọng Thủy.
1,0
3
- Ý d: Bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
1,0


Làm văn

* Yêu cầu về kĩ năng:
- HV biết lập dàn ý, chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm để viết bài văn tự sự theo ngôi kể thứ nhất đúng với đề tài.
* Yêu cầu về nội dung: HV có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo một số nội dung sau:
1. Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm và nhân vật gắn với kỉ niệm sâu sắc của mình.
2. Thân bài:
- Giới thiệu câu chuyện, nhân vật với vai trò của họ trong câu chuyện.
- Miêu tả sơ bộ vài nét phác họa chân dung, ngoại hình, tính tình nhân vật.
- Diễn biến câu chuyện, trình tự các chi tiết hành động của nhân vật để câu chuyện phát triển.
(Xây dựng tình huống đặc sắc để câu chuyện có sức hấp dẫn, thú vị và ý nghĩa)
3. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định rằng trong rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ (tuổi học trò) đây là kỉ niệm sâu sắc nhất.
- Vai trò của nhân vật với người kể chuyện hoặc với mọi người.
- Ý nghĩa của câu chuyện: Sự quý giá, thiêng liêng của một tình cảm chân thành.
* Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn tự sự là 2  điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi không chính xác là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt là 1 điểm.






1,0

5,0
1,0

1,0

3,0



1,0

                                         


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét