Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Tiết 9 - PPCT                                            
Ngµy so¹n:    / 08/ 2014                                                          Môn :Ngữ văn             
Thùc hiÖn:   /08 / 2014                                            Thời gian làm bài : 45 phút ( bài viết số 1)
                                                         (Không kể thời gian giao đề)
  I. Môc tiªu bµi häc:
 * Giúp hs:
 1. Kiến thức : Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng
 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề , lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích , phân tích , bác bỏ, so sánh , bình luận. .
3. Thái độ: Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
II. Giáo dục kĩ năng sống:
-Giải quyết vấn đề : suy nghĩ về vấn đề nghị luận ,lựa chọn cách giải quyết đúng đắn , lập luận chặt chẽ , logic để triển khai một vấn đề xã hội.
- Tự nhận thức, xác định giá trị tự tin, tự trọng:  Xác định được các giá trị chân trong cuộc mà mỗi con người cần hướng tới. 

 III. Hình thức đề kiểm tra
  - Hình thức tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài tự luận trong 45 phút.
 IV. Thiết lập ma trận.
Tiến trình/
Lĩnh vực
Thu thập thông tin
( Nhận biết)
Phân tích, lí giải văn bản
( Thông hiểu)

Phản hồi và đánh giá
( Vận dụng)
Tổng

1. Đọc hiểu




Câu 1
Nhận biết được biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
(5% = 0,5đ)





0,5đ = 5%
Câu 2



Cảm nhận đúng về chi tiết, thông tin trong văn bản, hoặc xác định đúng tác dụng của  biện pháp NT .
( 5% = 0,5đ)





0,5đ = 5%
Câu 3






Có kĩ năng viết đoạn văn .Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản
( 10% = 1đ)
1đ = 10%


Kiểu bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lí .
(10% = 1đ)

-  Lựa chọn phương pháp lập luận phù hợp với kiểu bài.
 - Nắm được vấn đề nghị luận.
- Giải thích hợp lí.
(20% = 2đ)

1. Vậndụng thấp:
- Đảm bảo được bố cục. Triển khai vấn đề đúng hướng, đầy đủ về nội dung và đảm bảo về hình thức.
- Dẫn chứng phù hợp.
2.Vận dụng cao:
- Triển khai vấn đề trọn vẹn, sâu sắc về nội dung và hình thức.
- thể hiện được sự hiểu biết xh sâu sắc, năng lực viết linh hoạt, có cảm xúc sâu sắc.
     (50% = 5đ)


2. Tập làm văn
Tổng
4 câu
15% = 1,5đ
25% = 2,5 đ
  60% = 6đ
10đ = 100%
V. Biên soạn đề kiểm tra.
  A. Phần - Đọc hiểu (2,0 điểm):
    Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
                                     Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
                                     Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
                                     Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
                                    Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
                                  
                                    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
                                    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
                                    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
                                   Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
                                                                                                ( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn? ( 0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai. Tác dụng?   ( 0,5 điểm)
Câu 3:Viết 3 câu văn nêu cảm nhận của Anh,(chị) về ý thơ:Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (1,0 điểm)

B. Phần Làm văn (8,0 điểm):
    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:

       Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.
                                                        (Nooc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003)
    
  
                                            ......................................Hết............................................


                                          H­Ưíng dÉn chÊm, biÓu ®iÓm
         ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 

Phần 1: Đọc hiểu (2,0 điểm)
I. Hướng dẫn chung 
      Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản, có khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức được học.
II. Đáp án và thang điểm:
 Câu 1 (0,5 điểm):    
         - Mức đầy đủ:  Biện pháp đối lập : ở/đi ; đất là vật vô tri/ đất là tâm hồn người. Mã 1
         - Mức không đầy đủ: chỉ trả lời được một trong ba ý trên.                                   Mã 0
    - Mức không đạt: các phương án khác hoặc không trả lời                                    Mã 9.          
                                     
Thang điểm
1
0.5
0
0,25
9
0

   Câu 2 (0,5 điểm):    
        - Mức đầy đủ:   +Biện pháp tu từ : So sánh.
                                   + Tác dụng : diễn tả chân thực, sinh động nỗi nhớ trong tâm hồn thi nhân.       Mã 1
       - Mức không đầy đủ: chỉ trả lời được một trong hai  đáp án.                                                        Mã 0
- Mức không đạt: các phương án khác hoặc không trả lời                                                               Mã 9.         
                                     
Thang điểm
1
0.5
0
0,25
9
0
Câu 3 ( 1,0 điểm): 
- Mức đầy đủ là:  - Ý câu thơ nói về sức mạnh của tình yêu. Ở đâu có tình yêu, ở đó là quê hương.Mã 1                                                                                                                                   
 - Mức không đầy đủ: 
+ Chỉ trả lời được một   trong hai ý trên                                                                                      Mã 2                                           
+ Trả lời có ý đúng nhưng chưa rõ ràng, còn chung chung, câu văn quá dài.                             Mã 0
-         Mức không đạt: các phương án khác hoặc không trả lời                                                           Mã 9                                                                                        

Thang điểm
1
1,0
2
0,5
0
0,25
9
0




Phần 2: Làm văn (8,0 điểm)
I. Yêu cầu chung   
1. Về Kĩ năng:  Học sinh biết làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, thành thạo kĩ năng dựng đoạn và triển khai đoạn. Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác.
2.Về kiến thức: Học sinh phải làm rõ các ý cơ bản sau:
II. Yêu cầu cụ thể và biểu điểm:
Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần phải đảm bảo những ý chính sau:

Ý
                                                               Néi dung
  Biểu điểm                       
MB
 - Nêu vấn đề nghị luận: Sự sống trong tâm hồn con người.
1,0
TB
a. Giải thích:
- Chết là chấm dứt cuộc sống theo nghĩa sinh học, đấy là một sự mất mát.
- Tâm hồn tàn lụi là một tâm hồn thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, sống không đúng nghĩa. Khi đang sống mà để tâm hồn tàn lụi là sự mất mát lớn nhất.
- Ý kiến khẳng định, đề cao sự sống về tinh thần, sự sống trong tâm hồn con người.
3,0

b.  Bình luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến:
+ Cái chết là quy luật của cuộc sống; con người, sự được mất của cá nhân không chỉ dựa vào tiêu chí sống hay chết mà quan trọng ở những giá trị mà cuộc sống  của cá nhân đó tạo ra; cái chết có khi là sự nối dài của sự sống, con người chết đi nhưng giá trị tinh thần của họ sẽ còn mãi mãi…
+  Tâm hồn là nhân tố quan trọng  khẳng định cuộc sống đích thực của con người, tâm hồn tàn lụi thì sống như đã chết, sống hoài, sống phí. Sống với tâm hồn tàn lụi con người mất đi khả năng sống có ích, khả năng cảm nhận, đánh giá những giá trị của cuộc sống; đó chính là mất mát lớn nhất.
- Phê phán những biểu hiện của cuộc sống vô nghĩa, sống ích kỉ…
4,0
KL


- Đánh giá chung.
- Bài học nhận thức và hành động:
Không ngừng trao dồi, vun đắp cho tâm hồn những gì tốt đẹp nhất để có một đời sống thật ý nghĩa.
1,0

III. Kiểm tra, xem xét lại đề và hướng dẫn chấm.



                                                  ...........................Hết...........................................

PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
                                                                                                                         Người biên soạn đề
                                                                                                                                                                                                                  Nguyễn Thị  Phương Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét