CÂU HỎI THÔNG HIỂU
I. Bài “Tỏ lòng” – Phạm Ngũ Lão.
1.
Câu 1: Đâu không phải là
biểu hiện của Hào khí Đông A thời Trần?
a. Khắc lên mình 2 chữ “Sát Thát”.
b. Hình ảnh con người và quân đội kì vĩ mang tầm vóc
vũ trụ.
c. Luôn khao khát lập chiến công, lập công danh sự
nghiệp, xây dựng đất nước.
d. Luôn hổ thẹn với người khác.
2.
Câu 2: Nêu cảm nhận của
em về vẻ đẹp của con người và quân đội thời Trần qua 2 câu thơ đầu?
3.
Câu 3: Nêu cảm nhận của
em về cái “thẹn” trong bài thơ của Phạm Ngũ Lão.
4. Câu 4: em hãy cho biết
Phạm Ngũ Lão có quan niệm như thế nào về chí làm trai của trang nam nhi? Liên
hệ với chí làm trai thời trung đại.
5. Câu 5: Phạm Ngũ Lão so
sánh sức mạnh của quân đội thời Trần như hổ báo nuốt trôi trâu, làm mờ sao Ngưu
trên trời nhắm thể hiện điều gì?
6. Câu 6: Vì sao Phạm Ngũ Lão
lại thấy “thẹn” khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu?
a. Vì ông không được làm quân sư cho vua như Vũ Hầu.
b. Vì ông không có tài “trên thông thiên văn, dưới
tường địa lí” như Vũ Hầu.
c. Vì ông không được vua trọng dụng như Vũ Hầu.
d. Vì ông thấy mình chưa có tài, chưa lập được nhiều
chiến công như Vũ Hầu.
II. Bài “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi.
Câu
1: Vì sao Nguyễn Trãi lại ước mình có được
cây đàn của vua Nghiêu Thuấn?
a. Để cho thỏa chí đánh đàn.
b. Vì đàn của vua Nghiêu Thuấn rất quý.
c. Để đất nước không còn có nạn trộm cắp.
d. Để nhân dân được giàu có,
no đủ khắp mọi nơi.
Câu 2 : Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên
ngày hè?
Câu 3: Nêu cảm nhận của em về bức tranh cuộc sống trong
bài thơ.
Câu 4: Trong bài thơ, Nguyễn Trãi sủ dụng hàng loạt
các động từ mạnh như: phun, đùn đùn…Hãy cho biết tác dụng của những động
từ mạnh đó.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về con người Nguyễn Trãi qua 2
câu thơ cuối bài.
III.
Bài “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 1: Em hãy cho biết
tác dụng của cách dùng số từ, danh từ và nhịp thơ ở 2 câu đề.
Câu 2: Quan niệm về công danh
phú quý của tác giả được thể hiện như thế nào ở 2 câu cuối?
Câu 3: Em hiểu gì về triết lí
“dại”, “khôn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Câu 4: Vì sao NBK lại thích ở
những “nơi vắng vẻ”?
a. Vì ở đó ông được sống nhàn rỗi mà không phải làm
việc gì cả.
b. Vì ở đó ông được là chính mình, không phải bon
chen, luồn cúi…
c. Vì ở đó ông luôn giữ được tâm hồn thanh cao, trong
sạch.
d. Cả b và c
Câu 5: Cuộc sống của tác giả
hiện lên như thế nào qua hai câu luận?
IV. Bài “Đọc Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du.
Câu 1: Vì sao Nguyễn Du lại có sự đồng cảm với nàng Tiêu
Thanh?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về
cụm từ “nỗi hờn kim cổ”?
Câu 3: Tại sao ở câu cuối tác
giả lại xưng là Tố Như mà không phải cách xưng hô khác?
Câu 4: Qua việc nêu lên sự
đối lập của cảnh vật giữa quá khứ và hiện tại trong câu thơ đầu tác giả muốn
thể hiện thái độ gì?
Câu 5: Đề tài của bài thơ này
là gì? Đề tài ấy có quen thuộc trong thơ Nguyễn Du không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét