Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Sở Giáo dục HCM hướng dẫn kiểm tra HK1 2014-2015

Nhấp vào line:
Đối với THCS ( lớp 6,7,8,9)
https://drive.google.com/?tab=mo&authuser=0&urp=https://drive.google.com/?tab%3Dmo%26authuser%3D0#folders/0B7gPrepYqRXDM1oxOF9XVjJCU0k

Đối với THPT ( lớp 10,11,12)
https://drive.google.com/?tab=mo&authuser=0&urp=https://drive.google.com/?tab%3Dmo%26authuser%3D0#folders/0B7gPrepYqRXDM1oxOF9XVjJCU0k


Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Trường trực tuyến của Bộ giáo dục - 2014

Trường học trực tuyến

http://truongtructuyen.edu.vn/


Thư viện Trường trực tuyến

 Thư viện Trường trực tuyến


Đề KT 15 phút- Phần đọc - hiểu

HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.
Theo sử sách ghi lại thì hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu. Trên chặng đường dài đó, loại hình nghệ thuật này đã được nhiều người có vị thế và uy tín trong xã hội, nhiều văn nhân thi sĩ nâng đỡ, tạo điều kiện cho phát triển. Trong đó có phần công lao to lớn của bà Lê Thị Lan Xuân, mà phường Xoan truyền tụng như một ân nhân. Để tỏ lòng biết ơn bà, các phường Xuân kiêng tên bà gọi chệch đi là hát Xoan. 
Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Gốc của hát Xoan ở vùng Phú Thọ, sau đó lan tỏa tới các làng quê thuộc đôi bờ sông Lô, sông Hồng, qua cả tỉnh Vĩnh Phúc. Bốn phường Xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở 2 xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ). 
Ca nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái âm nhạc, nhạc Xoan vừa có những giọng nghiêm trang, thong thả vừa có những điệu dồn đuổi khỏe mạnh, lại có những giọng duyên dáng, trữ tình.
Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca. Các tiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất định. Mở đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn nguyện, chúc tụng, xen mô tả sản xuất. Đây là những bài ca cổ, chủ yếu hát nói hoặc ngâm ngợi; theo thứ tự: giáo trống, giáo pháo, thơ nhang, đóng đám. Tiếp theo là phần hát cách (còn gọi là quả cách). Trong phần này, ông Trùm hoặc một kép chính giở sách ngân nga 14 bài thơ nôm dài với giọng phụ họa của các cô đào đứng ở phía sau. Mười bốn quả cách trong hát Xoan là những áng thơ khuyết danh với các đề tài khác nhau như: mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, kể các tích chuyện xưa. Sau phần hát cách đến các tiết mục có tính chất dân gian với nội dung đậm nét trữ tình, mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân. Mỗi tiết mục nối tiếp nhau ở đây thường gắn với những động tác và đội hình múa, hoặc lối diễn mang tính chất hoạt cảnh như: hát gái, bỏ bộ, xin huê, đố huê, đố chữ, gài huê, hát đúm, đánh cá... Sức sống của hát Xoan chính là ở sự kết hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được nhiều thế hệ yêu thích. 
(Theo http://www.vietnamtourism.com)
Câu 1. Trong hát Xoan, không có hình thức hát nào?
A.    Hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng
B.     Hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe
C.     Hát lễ hội để nam nữ giao duyên.
D.    Hát kể các tích chuyện xưa
Câu 2.  Hát Xoan được tổ chức vào mùa nào trong năm?
A.    Mùa xuân    B..Mùa hạ           C.     Mùa thu  D.          Mùa đông
Câu 3. Trong hát Xoan, các tiết mục múa và hát thường theo thứ tự mấy bước?
A.    2 bước          B.3 bước               C.4 bước               D.     5 bước
Câu 4. Từ “huê” trong đoạn cuối của văn bản đồng nghĩa với từ nào?
A.    Hương             B. trầu                C.hoa              D. thơ
Câu 5. Thống kê các dạng thức nhạc hát trong hát Xoan và nhận xét về các dạng thức ấy.
……………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6.
            Dựa vào văn bản Hát xoan Phú Thọ, hãy viết văn bản về một làn điệu dân ca hoặc một loại hình nghệ thuật mà em biết hoặc yêu thích.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đề KT 15 phút: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
     Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: "Tôi ghét người". Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
   Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: "Con ơi, đó là định luật  trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con".
Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
                     (Theo Trí Quyển -  Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TP HCM, 2006)
Câu 1.
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
.................................................................................................................................................
Câu 2.
            Ý nghĩa của câu chuyện trên được rút ra từ một tình huống truyện độc đáo, đó là tình huống  nào?
…………………………………………………………………………………..…….……
Câu 3.
Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4.
            Viết lại câu sau bằng cách chuyển từ ngữ in đậm thành khởi ngữ: “Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người”
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5: 
 Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của câu văn:“Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu”.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Tiết 9 - PPCT                                            
Ngµy so¹n:    / 08/ 2014                                                          Môn :Ngữ văn             
Thùc hiÖn:   /08 / 2014                                            Thời gian làm bài : 45 phút ( bài viết số 1)
                                                         (Không kể thời gian giao đề)
  I. Môc tiªu bµi häc:
 * Giúp hs:
 1. Kiến thức : Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng
 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề , lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích , phân tích , bác bỏ, so sánh , bình luận. .
3. Thái độ: Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
II. Giáo dục kĩ năng sống:
-Giải quyết vấn đề : suy nghĩ về vấn đề nghị luận ,lựa chọn cách giải quyết đúng đắn , lập luận chặt chẽ , logic để triển khai một vấn đề xã hội.
- Tự nhận thức, xác định giá trị tự tin, tự trọng:  Xác định được các giá trị chân trong cuộc mà mỗi con người cần hướng tới. 

 III. Hình thức đề kiểm tra
  - Hình thức tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài tự luận trong 45 phút.
 IV. Thiết lập ma trận.
Tiến trình/
Lĩnh vực
Thu thập thông tin
( Nhận biết)
Phân tích, lí giải văn bản
( Thông hiểu)

Phản hồi và đánh giá
( Vận dụng)
Tổng

1. Đọc hiểu




Câu 1
Nhận biết được biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
(5% = 0,5đ)





0,5đ = 5%
Câu 2



Cảm nhận đúng về chi tiết, thông tin trong văn bản, hoặc xác định đúng tác dụng của  biện pháp NT .
( 5% = 0,5đ)





0,5đ = 5%
Câu 3






Có kĩ năng viết đoạn văn .Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản
( 10% = 1đ)
1đ = 10%


Kiểu bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lí .
(10% = 1đ)

-  Lựa chọn phương pháp lập luận phù hợp với kiểu bài.
 - Nắm được vấn đề nghị luận.
- Giải thích hợp lí.
(20% = 2đ)

1. Vậndụng thấp:
- Đảm bảo được bố cục. Triển khai vấn đề đúng hướng, đầy đủ về nội dung và đảm bảo về hình thức.
- Dẫn chứng phù hợp.
2.Vận dụng cao:
- Triển khai vấn đề trọn vẹn, sâu sắc về nội dung và hình thức.
- thể hiện được sự hiểu biết xh sâu sắc, năng lực viết linh hoạt, có cảm xúc sâu sắc.
     (50% = 5đ)


2. Tập làm văn
Tổng
4 câu
15% = 1,5đ
25% = 2,5 đ
  60% = 6đ
10đ = 100%
V. Biên soạn đề kiểm tra.
  A. Phần - Đọc hiểu (2,0 điểm):
    Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
                                     Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
                                     Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
                                     Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
                                    Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
                                  
                                    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
                                    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
                                    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
                                   Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
                                                                                                ( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn? ( 0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai. Tác dụng?   ( 0,5 điểm)
Câu 3:Viết 3 câu văn nêu cảm nhận của Anh,(chị) về ý thơ:Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (1,0 điểm)

B. Phần Làm văn (8,0 điểm):
    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:

       Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.
                                                        (Nooc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003)
    
  
                                            ......................................Hết............................................


                                          H­Ưíng dÉn chÊm, biÓu ®iÓm
         ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 

Phần 1: Đọc hiểu (2,0 điểm)
I. Hướng dẫn chung 
      Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản, có khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức được học.
II. Đáp án và thang điểm:
 Câu 1 (0,5 điểm):    
         - Mức đầy đủ:  Biện pháp đối lập : ở/đi ; đất là vật vô tri/ đất là tâm hồn người. Mã 1
         - Mức không đầy đủ: chỉ trả lời được một trong ba ý trên.                                   Mã 0
    - Mức không đạt: các phương án khác hoặc không trả lời                                    Mã 9.          
                                     
Thang điểm
1
0.5
0
0,25
9
0

   Câu 2 (0,5 điểm):    
        - Mức đầy đủ:   +Biện pháp tu từ : So sánh.
                                   + Tác dụng : diễn tả chân thực, sinh động nỗi nhớ trong tâm hồn thi nhân.       Mã 1
       - Mức không đầy đủ: chỉ trả lời được một trong hai  đáp án.                                                        Mã 0
- Mức không đạt: các phương án khác hoặc không trả lời                                                               Mã 9.         
                                     
Thang điểm
1
0.5
0
0,25
9
0
Câu 3 ( 1,0 điểm): 
- Mức đầy đủ là:  - Ý câu thơ nói về sức mạnh của tình yêu. Ở đâu có tình yêu, ở đó là quê hương.Mã 1                                                                                                                                   
 - Mức không đầy đủ: 
+ Chỉ trả lời được một   trong hai ý trên                                                                                      Mã 2                                           
+ Trả lời có ý đúng nhưng chưa rõ ràng, còn chung chung, câu văn quá dài.                             Mã 0
-         Mức không đạt: các phương án khác hoặc không trả lời                                                           Mã 9                                                                                        

Thang điểm
1
1,0
2
0,5
0
0,25
9
0




Phần 2: Làm văn (8,0 điểm)
I. Yêu cầu chung   
1. Về Kĩ năng:  Học sinh biết làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, thành thạo kĩ năng dựng đoạn và triển khai đoạn. Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác.
2.Về kiến thức: Học sinh phải làm rõ các ý cơ bản sau:
II. Yêu cầu cụ thể và biểu điểm:
Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần phải đảm bảo những ý chính sau:

Ý
                                                               Néi dung
  Biểu điểm                       
MB
 - Nêu vấn đề nghị luận: Sự sống trong tâm hồn con người.
1,0
TB
a. Giải thích:
- Chết là chấm dứt cuộc sống theo nghĩa sinh học, đấy là một sự mất mát.
- Tâm hồn tàn lụi là một tâm hồn thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, sống không đúng nghĩa. Khi đang sống mà để tâm hồn tàn lụi là sự mất mát lớn nhất.
- Ý kiến khẳng định, đề cao sự sống về tinh thần, sự sống trong tâm hồn con người.
3,0

b.  Bình luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến:
+ Cái chết là quy luật của cuộc sống; con người, sự được mất của cá nhân không chỉ dựa vào tiêu chí sống hay chết mà quan trọng ở những giá trị mà cuộc sống  của cá nhân đó tạo ra; cái chết có khi là sự nối dài của sự sống, con người chết đi nhưng giá trị tinh thần của họ sẽ còn mãi mãi…
+  Tâm hồn là nhân tố quan trọng  khẳng định cuộc sống đích thực của con người, tâm hồn tàn lụi thì sống như đã chết, sống hoài, sống phí. Sống với tâm hồn tàn lụi con người mất đi khả năng sống có ích, khả năng cảm nhận, đánh giá những giá trị của cuộc sống; đó chính là mất mát lớn nhất.
- Phê phán những biểu hiện của cuộc sống vô nghĩa, sống ích kỉ…
4,0
KL


- Đánh giá chung.
- Bài học nhận thức và hành động:
Không ngừng trao dồi, vun đắp cho tâm hồn những gì tốt đẹp nhất để có một đời sống thật ý nghĩa.
1,0

III. Kiểm tra, xem xét lại đề và hướng dẫn chấm.



                                                  ...........................Hết...........................................

PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
                                                                                                                         Người biên soạn đề
                                                                                                                                                                                                                  Nguyễn Thị  Phương Lan