I.
Đọc hiểu (2 điểm)
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể
cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện
khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô
bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh
giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết
vì thiếu lửa?
Nước Việt hình
chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ
nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con
rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng,
“nhiệt” tình, đuối tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa”
yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ
hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em... sống đời
thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ.... Cho nên: Biết ủ lửa
để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.
Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”
(Nhà văn Đoàn Lê Công Huy,Trích Thắp
mình để sang xuân)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được
sử dụng trong đoạn trích (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng
thao tác lập luận nào (0,25 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích (0,5
điểm)
Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng)
thể hiện sự cần thiết của việc “nuôi lửa” ở lứa tuổi học sinh (1 điểm)
-----------------------
http://dantri.com.vn/su-kien/tranh-cai-quanh-de-thi-van-hai-nao-2016050912282362.htmĐề thi HK2-Giarai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét