Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

SGD-HCM hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016-2017

Tải về: HD của SGD
https://drive.google.com/drive/folders/0B2hNoKExLcRgZ0FBaGc1Vk92UE0
-------------
HD của tổ chuyên môn
BB họp tổ Văn đầu năm học 2016-2017 ( tháng 9/2016)

Lúc 08g ngày 01/9/2016 tại Phòng GV (sau tổng dợt KG)

HD: 16/16 Vắng:00 
Nội dung:
1. Thống nhất Kế hoạch năm học 2016-2017 Tổ Ngữ văn theo mẫu SGD
2. Hướng dẫn GV lập Kế hoạch dạy học (theo mẫu SGD- HD của Trường VTS và tổ chuyên môn)
3. Hoàn thiện kế hoạch giảng dạy Tổ, Nhóm chuyên môn.
4. Tiếp tục bồi dưỡng Đổi mới SH Tổ, Nhóm CM qua mạng (Làm việc Nhóm qua Blog, qua Driver).
Trước 15/9 các GV hoàn thành 3 biểu mẫu trên drive theo các đường line:
-  Hoàn thiện Phân công giảng dạy HK1 (TKB áp dụng từ 5/9/2016)
Hoàn thiện đăng ký Kế hoạch BDTX ( phải chọn 4 trong 41modunl của BGD) 
Đăng ký thi đua và tên các đề tài SKKN của GV giỏi, CSTĐCS 
- Đề tài hướng dẫn HS tham gia NCKH, Thi tích hợp liên môn, Thi UDCNTT trong năm 2016-2017
5. Hoàn chỉnh đề cương 10-11-12 (2016-2017): K12, K11, K10
6. Thống nhất nội dung bài viết số 1:K10-11-12.
7. Triển khai nhiệm vụ năm học mới của Phong GDTrH-SGD về nội hàm và cách ra đề theo các cấp độ 
năng lực và thống nhất ma trận đề tại VTS (Bài hệ số 1,2,3)
8. Lưu ý-Rút kinh nghiệm

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Đề văn "hại não" ở Giarai

I.                  Đọc hiểu (2 điểm)
 “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa?
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuối tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em... sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ.... Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”
(Nhà văn Đoàn Lê Công Huy,Trích Thắp mình để sang xuân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng thao tác lập luận nào (0,25 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) thể hiện sự cần thiết của việc “nuôi lửa” ở lứa tuổi học sinh (1 điểm)
-----------------------
http://dantri.com.vn/su-kien/tranh-cai-quanh-de-thi-van-hai-nao-2016050912282362.htm
Đề thi HK2-Giarai




Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Đọc hiểu văn bản: Lòng yêu nước

Gần đây, những đề thi tự luyện mà cô giáo Trịnh Thu Tuyết đăng trên trang cá nhân đã thu hút đông đảo học sinh quan tâm. Đặc biệt, những câu hỏi đọc – hiểu trong đề thi đều rất hay, đề cập đến những vấn đề thời sự và tác động đến nhận thức của học sinh.
Tiến sĩ Trịnh Thu TuyếtTiến sĩ Trịnh Thu Tuyết
Định kì hàng tuần, cô giáo Trịnh Thu Tuyết (GV Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI) ra một đề thi hoàn chỉnh để học sinh ôn tập, rèn kĩ năng làm bài. Những câu hỏi đọc – hiểu trong đề thi của cô đề cập đến những vấn đề nhân văn như lòng yêu nước, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức con người…
Mới đây nhất, cô Trịnh Thu Tuyết đã dẫn một trích đoạn đã rất quen thuộc với học sinh:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
1. Anh/chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" ?
4. Với hai cụm động từ "lướt qua... " và " nhấn chìm...", tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?
(Trích đề tự luyện số 3, cô Trịnh Thu Tuyết)
Với đề đọc hiểu này, cô Trịnh Thu Tuyết đưa ra một vài gợi ý để học sinh giành trọn 3 điểm.
Câu hỏi đầu tiên với dạng câu hỏi yêu cầu đặt tên cho đoạn, học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách. Học sinh có thể tham khảo cách đặt tên của SGK phổ thông như “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Trả lời đúng ý này, học sinh được 0.25 điểm.
Câu hỏi thứ 2 yêu cầu học sinh chỉ ra phép liên kết. Học sinh chú ý các từ “ấy”, “đó”, “nó” đều được dùng để thay thế cho “lòng nồng nàn yêu nước”. Từ đó, xác định phép liên kết chủ yếu ở đoạn văn là phép thế. Học sinh cần phải nhấn mạnh phép thế này vừa tránh cách diễn đạt lặp lại, vừa thể hiện sự nhấn mạnh đến chủ đề xuyên suốt trong đoạn văn là chủ đề luận về lòng yêu nước. Học sinh không nên gạch đầu dòng mà nên viết thành một đoạn văn ngắn. Trả lời đúng, đủ câu hỏi này, học sinh được 0.25 điểm.
Câu hỏi 3 yêu cầu học sinh chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “một làn sóng...”. Biện pháp ẩn dụ vừa thể hiện sự mạnh mẽ, cuộn trào của lòng yêu nước vừa thể hiện được đặc điểm liên hồi, ào ạt, dữ dội của lòng yêu nước mỗi khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Bên cạnh đó, nhà văn cũng sử dụng phép điệp trong cấu trúc “nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...” nhằm nhấn mạnh sức mạnh của lòng yêu nước, tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng hồn, sự khẳng định một cách quả quyết. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phép liệt kê trong cả ba vế câu nhằm thể hiện tính chất nhấn mạnh đối với vấn đề được nói tới.
Với câu hỏi này, nếu học sinh chỉ đơn thuần chỉ ra những biện pháp nghệ thuật thì sẽ không đạt điểm tối đa, học sinh cần chỉ ra tác đụng của từng biện pháp nghệ thuật thì mới đạt 0.5 điểm.
Ở ý cuối cùng, hai cụm động từ “lướt qua”  và “nhấn chìm”, tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước đã giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Học sinh có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Trả lời trọn vẹn ý này, học sinh đạt 0.5 điểm.
Qua những câu hỏi đọc – hiểu, cô Trịnh Thu Tuyết nhắc nhở, đề thi thường yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức tổng hợp từ tiếng Việt với phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, phương thức trần thuật, phép liên kết văn bản.... cho đến các kiến thức về văn học sử, kĩ năng cảm thụ, phân tích... để đọc và hiểu một văn bản thơ hoặc văn xuôi.
Với kinh nghiệm nhiều năm nằm trong đội ngũ ra đề và chấm thi đại học, cô Trịnh Thu Tuyết chỉ ra những sai lầm thường gặp khi làm dạng đề này như trả lời sai về kiến thức Tiếng Việt do nhầm lẫn các khái niệm, viết đoạn lan man, không tập trung theo yêu cầu cảm thụ hay phân tích theo yêu cầu của đề; trả lời cụt lủn; trả lời quá dài dòng tốn nhiều thời gian…
Để khắc phục, học sinh phải ôn lại một cách hệ thống các kiến thức tiếng việt từ THCS tới THPT; nắm chắc các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, về giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm. Khi làm bài, phải lưu ý đáp ứng đúng yêu cầu của từng kiểu câu hỏi trong đề ra, tránh lan man hoặc sơ sài, viết đúng chuẩn mực  của một đoạn văn (không xuống dòng, không gạch đầu dòng...) với các câu yêu cầu viết đoạn).


Video đang được xem nhiều

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Ôn thi quốc gia 2016: tăng cường khả năng tự học

TT - Xung quanh vấn đề ôn tập cho học sinh, Tuổi Trẻ trao đổi với TS Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT.
Học sinh cần rèn khả năng tự học
Học sinh lớp 12A10 Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong tiết học sử - Ảnh: N.Hùng
* Theo ông, khi nào thì các nhà trường được phép tăng tiết ôn tập với 8 môn thi? Việc học hết chương trình lớp 12 như quy định rồi mới ôn tập có quá trễ không?
- Theo định hướng đề thi THPT quốc gia, ngoài các kiến thức căn bản, nền tảng sẽ có một tỉ lệ nhất định các câu hỏi yêu cầu học sinh hiểu và vận dụng kiến thức ở những mức độ khác nhau.
Những câu hỏi này mang tính phân hóa nhằm mục đích sàng lọc, phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ dựa vào kết quả thi THPT của thí sinh. Vì vậy, để học sinh có thể đạt được kết quả để công nhận tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào ĐH-CĐ, các nhà trường phải cho học sinh tự ôn tập theo hướng này.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, các nhà trường, thầy cô giáo phải chú trọng việc rèn cho học sinh năng lực tự học, tự ôn tập trong cả quá trình học, sau mỗi chương của môn học, ôn tập giữa kỳ, cuối kỳ chứ không dồn vào cuối năm học, trước kỳ thi.
Cũng nằm trong định hướng đổi mới giáo dục, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo trong nhiệm vụ năm học, yêu cầu các nhà trường tăng cường những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thiết kế chương trình học theo hướng giúp học sinh làm quen với các kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề đặt ra, liên hệ với thực tế cuộc sống...
Hiện nay, các nhà trường đều nắm được chỉ đạo này. Nếu thực hiện đúng thì ngay trong quá trình dạy học, học sinh đã được rèn luyện, ôn tập rồi.
Còn việc tăng cường ôn tập cho học sinh lớp 12, các trường THPT cần xây dựng kế hoạch phù hợp nhưng phải tuân thủ quy định, đảm bảo hoàn thành chương trình lớp 12; kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II và cả năm học theo đúng quy định hiện hành.
Bộ GD-ĐT không cho phép các nhà trường cắt xén chương trình, học dồn các môn học, để dành thời gian cho học sinh ôn tập sớm hơn, không đảm bảo chất lượng.
Trong giai đoạn ôn tập cuối cùng, các nhà trường cần tổ chức phân loại trình độ học sinh để có giải pháp phụ đạo đối với học sinh yếu kém, học sinh hổng kiến thức một số môn học.
Các trường có thể tổ chức cho học sinh ôn thi theo môn mà các em lựa chọn, học sinh có nhu cầu ôn tập, phụ đạo không bắt buộc ngoài giờ học chính khóa với 8 môn thi.
Học sinh cần rèn khả năng tự học
TS Vũ Đình Chuẩn - Ảnh: N.Khánh
* Nhiều trường THPT cho rằng với một kỳ thi có nhiều thay đổi, Bộ GD-ĐT cần công bố cấu trúc đề thi hoặc định hướng cụ thể hơn về nội dung đề thi, phạm vi kiến thức có thể ra đề thi. Ông có thể chia sẻ về việc này?
- Bộ GD-ĐT không ban hành cấu trúc đề thi, không giới hạn kiến thức trong chương trình. Đề thi THPT quốc gia năm 2016 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đề thi tiếp tục sử dụng các câu hỏi với bốn mức yêu cầu là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Đặc biệt sẽ tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp để trả lời, chứ không đặt nặng việc ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Điều này cũng đúng với định hướng bộ đã yêu cầu các trường phổ thông thực hiện về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá những năm qua.
Vì vậy, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, ôn tập thêm theo các chuyên đề, theo hướng dẫn của giáo viên nhằm hệ thống kiến thức, biết cách vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề đặt ra.
* Đề thi các năm gần đây đều có câu hỏi mở để thí sinh có thêm điểm, cạnh tranh vào các trường ĐH-CĐ. Nhưng giáo viên vẫn lúng túng với việc “mở” thế nào, “mở” đến đâu để ôn tập cho học sinh. Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể gì cho loại câu hỏi này?
- Từ năm 2010, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn giáo viên phổ thông qua các đợt tập huấn về việc biên soạn đề kiểm tra theo ma trận với bốn mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao như yêu cầu của đề thi trong những năm qua, đặc biệt là năm 2015.
Đồng thời, bộ cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Câu hỏi mở thường đưa vào đề thi các môn khoa học xã hội, khuyến khích thí sinh bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, tình cảm về những vấn đề thời sự của quê hương, đất nước, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Việc này cũng phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Qua thực tế dạy học, kiểm tra, đánh giá, qua các hội thi mà nhiều trường phổ thông đã làm trong thời gian qua, tôi cho rằng nói giáo viên lúng túng, xa lạ với đề thi có câu hỏi mở là chưa chính xác.
Dĩ nhiên, không phải tất cả học sinh đều có thể đáp ứng yêu cầu của câu hỏi mở. Đề thi THPT quốc gia sẽ có những phần câu hỏi cơ bản để học sinh đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT.
Các câu hỏi có tính phân hóa cao, câu hỏi mở dành cho học sinh ghi điểm để xét tuyển ĐH-CĐ. Số học sinh đạt điểm tối đa cho các câu hỏi này sẽ không nhiều.
* Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vào đầu tháng 7. Ông có hướng dẫn gì đối với các nhà trường trong việc tổ chức ôn tập cho học sinh? Và lời khuyên gì đối với các thí sinh ở thời điểm nước rút này?
- Theo quy định, năm học sẽ kết thúc vào cuối tháng 5. Học sinh lớp 12 khi đó không bắt buộc phải đến trường, phải đi học. Tuy nhiên, nếu bỏ hẳn một tháng, các thí sinh sẽ khó bắt nhịp được vào kỳ thi, kiến thức có thể mai một.
Vì thế, các bậc phụ huynh phải hỗ trợ con em mình trong việc xây dựng kế hoạch tự học trong thời gian này. Các nhà trường cũng có thể tổ chức ôn tập cho học sinh nhưng phải trên tinh thần tự nguyện, đảm bảo chất lượng.
Một tháng trước khi thi, các thí sinh không nên chạy đua vào nhiều lò luyện, lớp ôn thi mà cần dành thời gian hệ thống lại kiến thức, kiểm tra xem mình còn yếu, thiếu phần nào thì bổ sung phần đó.
Các em cần giữ gìn sức khỏe, rèn luyện để có tâm lý vững vàng bước vào kỳ thi, thay cho việc lao vào ôn tập căng thẳng và thiếu khoa học.
VĨNH HÀ thực hiện (chuhongvan@tuoitre.com.vn)

BÌNH LUẬN (3)

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Thi quốc gia THPT 2016

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên hôm qua 17.2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ sẽ công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia để học sinh và các trường hình dung cụ thể hơn về cách thức ra đề trong năm nay.
Đề thi về cơ bản vẫn như năm 2015, nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và tăng cường câu hỏi mở, đảm bảo tính phân hóa, giúp xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Đề thi kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ tiếp tục đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao. Trong đó, dự kiến tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và nâng cao 40% để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh. Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
Về hình thức, đề thi môn ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; đề thi các môn ngoại ngữ có 2 phần: viết và trắc nghiệm, trong đó tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.
Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy, ý kiến các giáo viên đều đề nghị đề thi phải đảm bảo được 2 mục đích của một kỳ thi, tránh hiện tượng xét tốt nghiệp THPT thì quá nặng mà xét tuyển ĐH, CĐ lại quá nhẹ hoặc ngược lại. Nhiều giáo viên và học sinh (HS) cho rằng, đề thi minh họa là cần thiết vì năm 2015 khi Bộ công bố đề thi minh họa, nhiều ý kiến đã góp ý về những bất cập của một số môn và sau đó Bộ đã điều chỉnh tích cực ở đề thi chính thức.
Phải đọc nhiều văn bản ngoài sách giáo khoa
Đối với môn văn, ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring (Hà Nội), đề nghị phải bám sát vào mặt bằng chung về chất lượng giáo dục ở các vùng miền khác nhau, vào thời gian làm bài.
Đề thi chú trọng nhiều kỹ năng, quan tâm cả kiến thức ngữ văn lẫn hiểu biết xã hội, thời sự; đề cao khả năng tư duy, phân tích, nếu HS chỉ học tủ theo tác phẩm, văn mẫu sẽ không làm được bài. HS buộc phải chịu khó đọc nhiều văn bản ngoài sách giáo khoa, học đào sâu suy nghĩ để hiểu về văn bản đó. Tuy nhiên, ông Đại cũng đề nghị, đổi mới cách ra đề thi dù muốn hay không phải bám sát với thực tiễn dạy học và đánh giá thường xuyên của các nhà trường hiện nay, khi mà việc đổi mới phương pháp còn thiếu đồng bộ và chưa thực sự thay đổi được cách dạy học đọc, chép, ghi nhớ máy móc.
Với môn địa lý, ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên THPT Hà Nội - Amsterdam, đề nghị Bộ cần sớm công bố thí sinh có được mang Atlat vào phòng thi hay không. Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, phần đề thi có thể sử dụng Atlat để làm bài không nên chiếm tỷ lệ nhiều vì thực tế, thí sinh rất chủ quan vì nghĩ rằng đã có Atlat. Có giáo viên chủ nhiệm khuyên HS tập trung học các môn khác còn “môn địa lý thì không sợ, bởi các em đã có Atlat”. Địa lý là môn gắn với rất nhiều kiến thức thực tiễn, đề thi nên có sự phân hóa rõ ràng, có những câu hỏi mở gắn với các vấn đề thời sự của đất nước.
Cần phân hóa rõ hơn
Với môn hóa, bà Nguyễn Minh Châu, Tổ trưởng tổ hóa Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), cho rằng đề thi môn hóa như năm 2015 là khá ổn.
Bà Châu chia sẻ: "Một đề hóa chỉ thực sự hay khi mà trong đó lồng ghép những câu đòi hỏi thí sinh phải đào sâu suy nghĩ một chút mới trả lời được. Tuy nhiên, với nội dung chương trình hiện hành và với đề thi trắc nghiệm, điều này rất khó thực hiện.
Chẳng hạn như cách hỏi trong các đề thi SAT của Mỹ. Họ đưa ra những câu hỏi lý thuyết khá hàn lâm, còn các câu hỏi thực hành lại rất cụ thể. Dĩ nhiên, nếu mình ra đề kiểu đó thì HS sẽ không làm được, đơn giản là chúng ta dạy HS tiếp cận môn hóa khác với họ. Vì thế, để có những đề hóa thật hay, có lẽ phải đợi đến khi bao giờ chúng ta dạy HS giống như cách họ dạy, thi giống kiểu của họ".
Về môn lý, ông Dương Đức Thắng, Tổ trưởng tổ vật lý Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cho rằng đề thi môn lý như năm ngoái là quá dễ, không đánh giá được năng lực của những HS khá giỏi cũng như không phân biệt được HS nào giỏi hơn.
Trong 50 câu, chỉ khoảng 15 câu được gọi là khó hơn, dành cho những thí sinh khá giỏi, có nguyện vọng xét tuyển ĐH. Vì lượng câu hỏi ít quá, không đủ cho HS khá giỏi thể hiện nên ranh giới giữa HS từ khá trở lên với trung bình khá là rất ít. Vì thế, nếu Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên số lượng 50 câu hỏi cho mỗi đề thi trắc nghiệm thì cấu trúc đề thi năm nay cần phải thay đổi, ít ra phải có 25 trong tổng số 50 câu hỏi dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Theo ông Thắng, vẫn có thể điều chỉnh. Chẳng hạn, có thể kéo dài thời gian làm bài môn trắc nghiệm thành 120 phút để thiết kế đề thi với số lượng câu hỏi nhiều hơn, 65 - 70 câu hỏi. Trong đó, 25 câu hỏi dễ dành cho HS chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp, 35 - 40 câu hỏi dành cho HS muốn xét tuyển ĐH. Đề thi cũng sẽ chia làm 2 phần, phần 1 gồm 25 câu, phần 2 khoảng 35 - 40 câu. Các câu hỏi cũng sẽ được xáo trộn trong từng phần, chứ không phải trong cả đề thi.
Ngược lại, bà Lê Thị Thu Hương, Tổ trưởng tổ ngoại ngữ Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), đề nghị đề thi môn tiếng Anh năm nay cần phải điều chỉnh theo xu hướng tăng câu hỏi dễ, giảm câu hỏi khó xuống thì mới phù hợp với năng lực ngoại ngữ của HS đại trà.
Theo bà Hương, đề năm ngoái khá cơ bản, bám sát chương trình, nhưng do chương trình THPT môn tiếng Anh khá ôm đồm, có quá nhiều chủ đề, mục tiêu quá cao nên quá khó với phần lớn HS. Có những kiến thức chương trình đề cập không sâu, HS bình thường ít để tâm, thì đề ra khiến HS lúng túng.
Ý KIẾN
Câu hỏi mở môn địa lý nên đa dạng hơn
Nên có câu hỏi nâng cao để có sự phân hóa thí sinh cũng như làm cơ sở xét tuyển cho các trường ĐH, CĐ. Đề thi môn địa cần có sự đổi mới, nên chọn các câu hỏi mở gắn liền với sự kiện, vấn đề mới, gần gũi với cuộc sống chứ không nên cứ hỏi mãi về biển đảo như những năm qua. Cứ như vậy, HS sẽ dễ học tủ.
Một giáo viên
(Trường Trung học thực hành Trường ĐH Sư phạm)
Nâng thêm mức khó
Đề thi toán năm 2015 phần 2 câu hỏi để HS đạt điểm 8 và 9 dễ hơn hẳn so với đề thi ĐH những năm trước, nên có những HS lực học ở mức 7 - 8 điểm nhưng lại đạt điểm 8 - 9. Vì vậy, đề thi năm nay với các câu hỏi từ điểm 6 trở đi nên nâng cao thêm độ khó.
Thạc sĩ Ngô Thanh Sơn
(Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM)
Chưa đánh giá được HS khá
Đề thi môn toán năm qua bất hợp lý khi chỉ phân biệt được HS có học lực trung bình với giỏi chứ không đánh giá được HS khá. Vì từ yêu cầu của đề thi cho thấy HS khá chỉ chênh với trung bình 1/2 điểm. Năm nay, Bộ cần điều chỉnh khi đưa ra yêu cầu của đề thi. Chẳng hạn, phần khảo sát hàm số nên chia thành 2 ý, trong đó ý thứ nhất dành đánh giá HS trung bình và ý thứ hai khó hơn một chút để phân loại HS trung bình và khá.
Trần Văn Toàn
(Giáo viên Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Giảm số lượng, tăng chất lượng câu hỏi môn văn
Câu hỏi phần đọc - hiểu môn văn không nên chẻ nhỏ, vụn vặt quá. Thí sinh đã là HS lớp 12 thì nên tránh đưa ra yêu cầu quá dễ như câu hỏi: Văn bản thuộc thể loại gì?... Thay vì với 8 câu hỏi như năm trước thì năm nay Bộ nên giảm số lượng nhưng tăng chất lượng câu hỏi.
Đào Huy Bình
(Giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM)
Quy định chấm thi rõ ràng hơn
Thực tế cho thấy dù 2 giám khảo chấm độc lập nhưng độ vênh nhau khá cao. Vì vậy, Bộ cần có quy định chấm thi rõ ràng và tính trung bình số bài thi/giáo viên một cách hợp lý để đảm bảo tính công bằng cho thí sinh.
Một giáo viên
(Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM)
Giảm độ khó phần đọc hiểu môn tiếng Anh
Năm nay Bộ nên giảm độ khó ở một số nội dung. Chẳng hạn, ở phần đọc đoạn văn - trả lời câu hỏi và điền từ vào đoạn văn, thí sinh năm trước phải mất khá nhiều thời gian để đọc 2 đoạn văn với nhiều từ vựng mới, khó. Vì vậy, năm nay Bộ nên điều chỉnh để những thí sinh chỉ xét tốt nghiệp hoặc không dùng môn tiếng Anh để tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ không gặp khó khăn.
Lê Thanh Tùng
(Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM)
Bích Thanh
(ghi)
Tuệ Nguyễn - Quý Hiên