BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ THẢO
HƯỚNG
DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
(Kèm
theo công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày .... tháng... năm 201…
của Bộ GDĐT)
I. MỤC ĐÍCH
- Giúp giáo viên trung
học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển chuyên
môn, nâng cao nghiệp vụ;
- Góp phần đổi mới và
nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, phân tích
và nghiên cứu bài học;
- Giúp cho các cấp quản
lí giáo dục làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
II.
YÊU CẦU
- Tự đánh giá và đánh giá
xếp loại giờ dạy giáo viên dựa trên các thành tố cơ bản, cốt lõi của quá trình dạy
học và được đánh giá trên 5 phương diện: (1) chuẩn
bị bài học;
(2) nội dung bài học; (3) phương pháp và kĩ thuật dạy học; (4) hoạt động
học của học sinh; (5) kết quả bài học. Mỗi phương diện đánh giá bao gồm các
tiêu chí đánh giá và được quy định cụ thể ở Phiếu đánh giá giờ dạy (mục III.1).
- Việc đánh giá và tự
đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên phải đảm bảo tính trung thực, khách
quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực nghề
nghiệp của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và đối
tượng học sinh.
- Để tìm minh chứng cho
các tiêu chí đánh giá giờ dạy, người đánh giá phải quan sát các hoạt động học
của học sinh, kết hợp với ghi chép, đánh giá giáo án, trao đổi với giáo viên
dạy và các đồng nghiệp tham gia dự giờ và có thể kiểm tra ngắn đối với học
sinh. Cách xác định mức độ đánh giá và tìm minh chứng cho các tiêu chí đánh giá
giờ dạy tham khảo ở phần phụ lục kèm theo hướng dẫn này.
- Đánh giá giờ dạy cần
tính đến sự phù hợp với đặc điểm riêng của môn học, loại bài lên lớp và hình
thức tổ chức dạy học. Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên chỉ thực hiện
khi giáo viên có nhu cầu đánh giá, xếp loại để được tư vấn về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ hoặc khi các cơ quan quản lí giáo dục đánh giá xếp loại giáo viên
nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ
DẠY
1. Phiếu đánh giá
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ
DẠY
Họ và tên người
dạy:..............................................................................................................
Môn: ............................Tên
bài học:......................................................................................
Trường:
...................................................................................................Lớp:......................
Họ và tên người dự giờ: ..........................................................Chuyên
môn: .......................
Đơn vị công tác:
...................................................................................................................
1.1. Tiêu chí đánh giá
Nội
dung
|
Tiêu chí
|
Mức độ đạt được (điểm)
|
||||
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
||
Chuẩn bị bài học
(15đ)
|
1.1. Xác
định được mục tiêu bài học.
1.2. Giáo án thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên và học sinh.
1.3. Thiết bị/tài liệu phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
|
|||||
Nội dung
bài học (20đ)
|
2.1. Đảm bảo tính đúng, lôgic biện chứng, khoa học.
2.2. Cơ bản có trọng tâm và phù hợp với khả năng học của mọi học sinh.
2.3. Liên hệ với thực tế, cập nhật kiến thức và thấy được mối
quan hệ với nhiều môn học khác (liên môn).
2.4. Tích
hợp được các nội dung giáo dục toàn diện.
|
|||||
Phương pháp và kĩ thuật dạy học (20đ)
|
3.1. Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy
học tối ưu.
3.2. Sử dụng thiết bị/tài liệu dạy học hợp lý, hiệu quả.
3.3. Thu thập và xử lí được thông tin phản hồi từ học
sinh.
3.4. Linh hoạt các tình
huống sư phạm, xây dựng môi trường học tập thân thiện.
|
|||||
Hoạt động học của học sinh (30đ)
|
4.1. Học sinh được hướng
dẫn chủ động trong các hoạt động học tập.
4.2. Tổ chức được các mối quan
hệ tương tác trong lớp học.
4.3. Học sinh được hướng
dẫn và kích thích khả năng tự học.
4.4. Học sinh được tích cực
hóa hoạt động tư duy trong học tập.
4.5. Học sinh được đánh giá
và sửa chữa những sai sót khi học bài.
4.6. Đảm bảo thời gian,
phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động.
|
|||||
Kết quả bài học
(15đ)
|
5.1. Học sinh có nhận thức
tốt đáp ứng yêu cầu mục tiêu bài học.
5.2. Học sinh có khả năng và biết vận dụng được
kiến thức đã học vào thực tế.
5.3. Học sinh tự tin, tích cực tương tác trong
học tập.
|
|||||
Cộng
|
||||||
Điểm tổng
cộng:
|
/100
|
1.2. Đánh giá chung
- Giáo viên dạy tự nhận xét:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Người dự giờ nhận xét:
Những thành công của giờ dạy (nội dung, phương
pháp và kĩ thuật dạy học, hoạt
động học của học sinh,...):
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Những hạn chế
của tiết học cần lưu ý (nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học, hoạt động
học của học sinh,...):
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1.3. Xếp
loại giờ dạy: ....................................................................................................
............................., ngày ..... tháng ......năm ............
Người đánh giá
(kí
và ghi họ tên)
2. Hướng dẫn xếp loại giờ dạy
- Có 5 phương
diện đánh giá, với 20 tiêu chí làm cơ sở cho việc
đánh giá, xếp loại giờ dạy. Mỗi tiêu chí, khi đánh giá được chia làm 5 mức độ
từ thấp đến cao: 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi mức độ liền kề chênh nhau 1,0 điểm. Cụ thể
là:
+ Mức độ 5: (5 điểm) mức độ này
phải đạt đầy đủ các yêu cầu của tiêu chí và phải có đầy đủ minh chứng để công
nhận.
+ Mức độ 4: (4 điểm) mức độ này
phải đạt hầu hết các yêu cầu của tiêu chí và có những minh chứng cốt lõi để
công nhận (Chọn lựa mức 4 khi có đủ minh chứng vượt quá mức 3 nhưng chưa đủ để
công nhận ở mức 5).
+ Mức độ 3: (3 điểm) mức độ này
phải đạt ít nhất 50% các yêu cầu của tiêu chí và có minh chứng rõ ràng để công
nhận.
+ Mức độ 2:
(2 điểm) mức độ này
chỉ đạt một phần các yêu cầu của tiêu chí và có ít minh chứng để công nhận
(Chọn lựa mức 2 khi có đủ minh chứng vượt quá mức 1 nhưng chưa đủ để công nhận
mức ở 3).
+ Mức độ 1: (1 điểm) mức độ này
hoàn toàn chưa đạt hoặc đạt được rất ít các yêu cầu của tiêu chí và chưa có
minh chứng để công nhận.
- Xếp loại giờ
dạy:
+ Loại giỏi: Điểm tổng cộng
đạt từ 80 điểm trở lên và không có tiêu chí đạt dưới mức độ 3;
+ Loại khá: Điểm tổng
cộng đạt từ 65 đến dưới 80 điểm và không có tiêu chí đạt dưới mức độ 3;
+ Loại trung bình:
Điểm tổng cộng đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm;
+ Chưa đạt yêu cầu: Điểm tổng cộng dưới 50 điểm;
+ Trường hợp giờ dạy
có nhiều giáo viên đánh giá, điểm trung bình của giờ dạy có thể để điểm lẻ làm
tròn đến 0,5đ. Khi xếp loại giờ dạy: Loại giỏi điểm tổng cộng trung bình đạt 80
điểm trở lên và 2/3 tổng số tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên; Loại khá điểm tổng
cộng trung bình đạt từ 65 đến dưới 80 điểm và 1/2 tổng số tiêu chí đạt từ mức 3
trở lên; Loại trung bình và chưa đạt yêu cầu được xếp loại như trên.
* Lưu ý: trường hợp đủ
điểm, nhưng không đủ các điều kiện xếp loại thì được xếp ở loại dưới liền kề.
PHỤ LỤC
Minh chứng
cho các mức độ đánh giá giờ dạy
Dưới đây là các gợi ý, trên cơ sở đó
xác định minh chứng cho các mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí: mức độ 5, mức độ 3
và mức độ 1. Các mức độ 2 và mức độ 4 của mỗi tiêu chí giáo viên chủ động xác
định. Khi tìm minh chứng cho các mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí người đánh
giá cần vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa
phương, đối tượng học sinh, đặc điểm của môn học, loại bài lên lớp và hình thức
tổ chức dạy học.
1. Chuẩn bị bài học
1.1. Xác định được mục tiêu bài học
Mức độ 5: Xác
định được mục tiêu của bài học theo chương trình giáo dục phổ thông. Các mức độ về kiến thức,
kỹ năng và định hướng thái độ được thể hiện cụ thể, tường minh, phù hợp với đối
tượng học sinh. Sử dụng các động từ có
thể quan sát và đo lường được để viết các mục tiêu bài học.
Mức độ 3: Xác định được mục
tiêu bài học theo chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với đối tượng học
sinh. Sử dụng các động từ có thể quan sát và đo lường được khi viết các mục
tiêu bài học. Tuy nhiên, các mức độ về kiến
thức, kỹ năng và định hướng thái độ được thể hiện chưa cụ thể, thiếu tường minh.
Mức độ 1: Xác định mục tiêu bài học
không theo chương trình giáo dục phổ thông hoặc thiếu những mục tiêu quan
trọng. Sử dụng các động từ không quan sát và đo lường được để viết các mục tiêu
bài học.
1.2. Giáo án
thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên và học sinh
Mức
độ 5: Giáo án thể
hiện rõ tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh, dự kiến sử dụng
phương pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị dạy học
phù hợp với nội dung bài học, điều kiện của địa phương, dự kiến được thời gian
cho các hoạt động.
Mức độ 3: Giáo án thể
hiện được
tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh. Tuy
nhiên, dự kiến lựa chọn các phương pháp
và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học,
thiết bị dạy học chưa thật phù hợp với nội dung dạy học và điều kiện của địa
phương.
Mức độ 1: Giáo án thể hiện tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh chưa rõ;
chưa dự kiến được thời gian cho các hoạt động; dự kiến lựa chọn các phương pháp và
kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học chưa phù
hợp với nội dung dạy học và điều kiện của địa phương.
1.2. Thiết bị /tài liệu phù hợp với
mục tiêu và nội dung bài học
Mức độ 5: Chuẩn bị thiết bị/tài liệu (bao gồm cả thiết bị tự học, ứng dụng CNTT)
phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy
học. Khuyến khích việc cải tiến phương tiện dạy học hoặc sáng tạo những phương
tiện dạy học mới.
Mức độ 3: Có chuẩn bị thiết bị/tài liệu (bao
gồm cả thiết bị tự học, ứng dụng CNTT), song chưa thật phù hợp với mục tiêu,
nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học, chưa biết cải tiến phương tiện dạy
học.
Mức độ 1: Không chuẩn bị thiết bị/tài liệu hoặc có nhưng cẩu
thả, không phù hợp với nội dung bài học.
2. Nội dung
giờ dạy
2.1. Đảm bảo tính đúng, lôgic biện chứng, khoa học
Mức độ 5: Đảm bảo tính đúng về: các khái niệm,
thuật ngữ khoa học; các đơn vị kiến thức, kĩ năng được sắp xếp lôgic biện chứng
và khoa học.
Mức độ 3: Đảm bảo tính đúngvề: các khái niệm, thuật ngữ
khoa học. Tuy nhiên, việc sắp xếp các đơn vị kiến thức, kĩ năng chưa thật lôgic
biện chứng và khoa học.
Mức độ 1: Các khái niệm, thuật ngữ khoa học có nội dung chưa đúng. Các đơn vị kiến
thức, kĩ năng được sắp xếp chưa lôgic, khoa học.
2.2. Cơ bản có trọng tâm và phù hợp với khả năng học của mọi học sinh
Mức độ 5: Xác định được kiến thức trọng tâm của bài học. Nội dung bài học đảm bảo
mức độ phân hoá theo trình độ học sinh trong lớp học: nội dung kiến thức, kĩ
năng chuẩn; nội dung kiến thức, kĩ năng phù hợp với học sinh yếu; nội dung kiến
thức, kĩ năng nâng cao dành cho đối tượng học khá, giỏi.
Mức độ 3: Xác định được kiến
thức trọng tâm của bài học. Tuy nhiên, nội dung kiến thức, kĩ năng dành cho
các đối tượng: học sinh yếu, học sinh khá giỏi trong lớp học được xác định chưa
rõ ràng.
Mức độ 1: Chưa xác định được kiến thức
trọng tâm của bài học. Không có sự phân hóa các nội dung kiến thức, kĩ năng dành cho các đối tượng
học sinh khác nhau trong lớp học.
2.3. Liên hệ với
thực tế, cập nhật kiến thức và thấy được mối quan hệ với nhiều môn học khác
(liên môn)
Mức độ 5: Nội dung kiến thức của bài học
được cập nhật, đảm bảo tính hiện đại, thời sự và các ví dụ xuất phát từ thực tế
cuộc sống. Khai thác được nội dung bài học để liên hệ, ứng dụng vào thực tế
cuộc sống. Phát hiện và khai thác được các mối quan hệ về kiến thức, kĩ năng
với các môn học khác (liên môn).
Mức độ 3: Nội dung kiến thức của bài học được cập nhật.
Tuy nhiên chưa đảm bảo được tính hiện đại, thời sự. Biết khai thác nội dung bài
học liên hệ, ứng dụng trong thực tế cuộc sống, song các liên hệ chưa thật tiêu
biểu. Chưa phát hiện được các mối quan hệ về kiến thức, kĩ năng với các môn học khác.
Mức độ 1: Nội dung kiến thức chưa
được cập nhật, chưa biết liên hệ kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống. Chưa phát hiện được các mối quan hệ về kiến thức, kĩ năng với
các môn học khác.
2.4. Tích hợp được các nội dung giáo
dục toàn diện
Mức độ 5: Nội dung kiến thức
được tích hợp với các vấn đề: giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật,
dân số, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống,...một cách hợp lý. Các ví dụ, câu
chuyện, bài học đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, nuôi dưỡng hứng
thú, tạo niềm tin,…có sức hấp dẫn học sinh.
Mức độ 3: Nội dung kiến thức được tích hợp với các vấn
đề: giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật, dân số, môi trường, kĩ năng
sống,...song chưa thật tiêu biểu. Có lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức,
giá trị, kỹ năng sống,… nhưng chưa thực sự hấp dẫn học sinh.
Mức độ 1: Nội dung kiến thức khô khan, thuần
kiến thức môn học, không được lồng ghép các nội dung giáo dục toàn diện.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
3.1. Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy học tối ưu
Mức độ 5: Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy
học tối ưu, tích cực, phù hợp với đặc trưng môn học, nội dung, hình thức tổ
chức dạy học, kiểu bài lên lớp và đối tượng học sinh, phát huy được tính tích
cực chủ động của học sinh.
Mức độ 3: Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy
học phù hợp với đặc trưng môn học, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, kiểu
bài lên lớp. Tuy nhiên, các phương pháp và kĩ thuật dạy học được lựa chọn chưa
phù hợp với mọi đối tượng học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động
của học sinh.
Mức độ 1: Lựa chọn phương
pháp và kỹ thuật dạy học chưa phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức
dạy học và kiểu bài lên lớp. Chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập
của học sinh.
3.2. Sử dụng thiết bị/tài liệu dạy học hợp lý, hiệu quả
Mức độ 5: Thiết bị dạy
học và tài liệu (kể cả thiết bị cải tiến và thiết bị dạy học tự làm, sách giáo
khoa và các tài liệu khác) được giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả, sử
dụng an toàn. Học sinh được tạo điều kiện thao tác trên thiết bị, tài liệu học
tập và có tác động rõ rệt đến chất lượng giờ dạy.
Mức độ 3: Thiết bị dạy học và tài liệu được giáo viên và học sinh khai
thác, sử dụng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, chưa thật hiệu quả; mức độ
thao tác của học sinh trên thiết bị dạy học và tài liệu học tập còn mang tính
hình thức.
Mức độ 1: Không sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học, hoặc sử dụng chưa hợp lý, kém
hiệu quả. Học sinh không được thao tác trên các thiết bị, tài liệu dạy học.
3.3. Thu thập được thông tin phản hồi từ học sinh
Mức độ 5: Biết sử dụng các phương pháp và hình thức để thu thập thông
tin phản hồi từ phía học sinh (thông qua cử chỉ, hành vi, nét mặt, thái độ, qua
vở ghi bài, câu hỏi phát vấn,…) để từ đó kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy
học làm tăng hiệu quả của giờ dạy.
Mức độ 3: Giáo viên có sử dụng các phương pháp, hình thức để thu thập thông
tin phản hồi từ phía học sinh, song còn hình thức và chưa hiệu quả. Việc sử
dụng các thông tin thu thập được để điều chỉnh phương pháp dạy học chưa kịp
thời.
Mức độ 1: Chưa biết thu
thập thông tin phản hồi về mức độ nhận thức của học sinh để điều chỉnh phương
pháp dạy học kịp thời.
3.4. Linh hoạt các
tình huống sư phạm, xây dựng môi trường học tập thân thiện
Mức độ 5: Linh hoạt các tình huống sư
phạm. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn,
lôi cuốn được mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và thi đua lành
mạnh. Tôn trọng các ý kiến của học sinh.
Mức độ 3: Xây dựng được môi trường học tập hợp tác, thân thiện thuận lợi cho học sinh
hoạt động. Tuy nhiên, chưa lôi cuốn được toàn bộ học sinh tham gia vào các hoạt
động học tập và thi đua. Biết xử lí các tình huống trong giờ học nhưng tính sư
phạm chưa rõ.
Mức độ 1: Xử lí các tình huống trong giờ học không hợp lí, thiếu tính sư phạm. Chưa
chú ý xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, thuận lợi cho các hoạt
động của học sinh.
4. Hoạt động học của học sinh
4.1. Học sinh được hướng dẫn chủ động
trong các hoạt động học tập
Mức độ 5: Học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể, được hướng dẫn rõ
ràng, hầu hết học sinh hiểu và chủ động thực hiện được các nhiệm vụ giáo viên
giao.
Mức độ 3: Học sinh được
giao nhiệm vụ và hướng dẫn trong các hoạt động học tập. Tuy nhiên, chưa kích
thích, phát huy được tính chủ động trong các hoạt động học tập của học sinh.
Mức độ 1: Học sinh không được giao nhiệm vụ cụ thể trong giờ học.
Hầu hết học sinh học tập thụ động.
4.2. Tổ chức được các mối quan hệ tương tác trong lớp học
Mức độ 5: Trong quá trình học tập giáo viên tổ chức được các mối
quan hệ tương tác giữa: học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh
với tài liệu học tập diễn ra rất tích cực và hiệu quả.
Mức độ 3: Trong quá trình học tập các mối quan hệ tương tác giữa: học sinh với học
sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với tài liệu học tập đã được giáo viên
chú ý tổ chức song còn mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao.
Mức độ 1: Trong quá trình học tập giáo viên chưa tổ chức
được các mối quan hệ tương tác giữa: học sinh với học sinh, học sinh với giáo
viên, học sinh với tài liệu học tập.
4.3. Học sinh được hướng dẫn và kích
thích khả năng tự học
Mức độ 5: Trong quá
trình học tập học sinh được hướng dẫn tự học, được hỗ trợ để tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, được tạo cơ hội để tự kiến
tạo tri thức trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của
mình mang lại hiệu quả cho tiết học.
Mức độ 3: Trong quá trình học tập học sinh được
hướng dẫn tự học, hướng dẫn để tự kiến tạo tri thức trên cơ sở kiến thức, kỹ
năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của mình, song chưa hiệu quả và chủ yếu chỉ
tập trung vào một số đối tượng học sinh.
Mức độ 1: Học sinh chưa được hướng dẫn tự học; trong giờ học kiến
thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của học sinh chưa được phát huy.
4.4. Học sinh được tích cực hóa hoạt
động tư duy trong học tập
Mức độ 5: Học sinh được tích cực hóa hoạt động tư duy trong học tập: giáo viên đưa ra được các câu hỏi/bài tập có tính
phân hóa phù hợp cho các nhóm học sinh (khá giỏi, trung bình, yếu), kích thích
tư duy của học sinh, khích lệ học sinh suy nghĩ, tranh luận, vận dụng xử lý các
vấn đề của thực tế.
Mức độ 3: Trong quá trình học tập giáo viên chú ý tích cực hóa hoạt
động tư duy của học sinh. Tuy nhiên, chưa mang lại hiệu quả: giáo viên đưa ra các câu
hỏi/bài tập có tính phân hóa chưa rõ, chưa kích thích được tư duy của học sinh.
Mức độ 1: Học sinh chưa được tích cực hóa hoạt động tư duy trong học
tập: các câu hỏi/bài tập giáo viên đưa ra chỉ đơn thuần là ghi nhớ, học thuộc,
không kích thích tư duy của học sinh, không có tính phân hóa.
4.5. Học sinh
được đánh giá và sửa chữa những sai sót khi học bài
Mức độ 5: Trong quá trình học tập đa số học sinh được tự đánh giá
bản thân và đánh giá lẫn nhau, được uốn nắn kịp thời những sai sót lệch lạc về
kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi theo hướng tích cực: học sinh cảm nhận
không bị áp đặt, được tôn trọng và cảm thấy mình có giá trị.
Mức độ 3: Trong quá
trình học tập học sinh được tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, song
chưa có hiệu quả và chỉ tập trung vào một số học sinh. Việc uốn nắn những sai
sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi đối với một số học sinh còn mang tính hình thức, áp đặt.
Mức độ 1: Trong quá trình học tập học sinh chưa được uốn nắn những
sai sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi, chưa được tạo điều
kiện để tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau.
4.6. Đảm bảo thời
gian, phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động
Mức độ 5: Đảm bảo thời gian
tiết học và phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động. Luôn chủ động, sử dụng
thời gian cho từng hoạt động thực sự hợp lý, hiệu quả. Giáo viên dành nhiều
thời gian cho hoạt động học của học sinh.
Mức độ 3: Đảm bảo thời gian tiết học. Tuy nhiên, thời gian
phân bố cho các hoạt động chưa thật hợp lí, sử dụng thời gian phân bố cho từng
hoạt động chưa hiệu quả. Học sinh chưa được dành nhiều thời gian để hoạt động.
Mức độ 1: Không đảm bảo
thời gian tiết học. Việc phân bố thời gian cho các hoạt động không hợp lí, sử
dụng thời gian phân bố cho các hoạt động kém hiệu quả.
5. Kết quả bài học
5.1. Học sinh có nhận thức tốt đáp ứng yêu
cầu mục tiêu bài học
Mức độ 5: Hầu hết học sinh trong lớp đều thể hiện được khả năng hiểu và làm chủ được
các kiến thức, hình thành được kĩ năng đáp ứng được mục tiêu bài học, có thái
độ tích cực; có khả năng trình bày được kết quả học tập một cách tự tin.
Mức độ 3: Đa số học sinh trong lớp đạt
được yêu cầu về kiến thức, hình thành được kỹ năng
và thái độ ở mức độ trung bình.
Vẫn còn một số học sinh chưa đạt được mục tiêu đặt ra về kiến thức, kĩ năng và
thái độ.
Mức độ 1: Đa số học sinh trong lớp chưa đạt
được mục tiêu bài học đã đặt ra về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
5.2.
Học sinh có khả năng và biết vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế
Mức độ 5: Hầu hết học sinh có khả năng và biết vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế, lấy được các ví dụ liên hệ thực tế.
Nhận ra được một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến
nội dung học tập.
Mức độ 3: Ít nhất có
khoảng 50% học sinh có khả năng và
biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. Vẫn còn một bộ phận
đáng kể học sinh cảm thấy khó khăn hoặc chưa biết liên hệ thực tế. Chưa nhận ra
được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung
học tập.
Mức độ 1: Đa số học sinh chưa có khả năng vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. Học sinh không lấy được các ví dụ
liên hệ nội dung bài học với thực tế. Chưa nhận ra được các vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung học tập.
5.3. Học sinh tự
tin, tích cực tương tác trong học tập
Mức độ 5: Hầu hết học sinh đều thể hiện hứng thú, sự tự tin và chủ động
tích cực tương tác và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
Mức độ 3: Ít nhất có
khoảng 50% học sinh thể hiện hứng thú, sự tự tin và tích cực tương tác,
hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
Mức độ 1: Đa số học sinh làm việc thụ động một chiều (nghe giảng và ghi chép thuần
túy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét