Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
Dạy học theo dự án
Chia sẻ của Minh Ngọc ngày 24.10.2014 (Nhấp vào line để xem /Tải về)
Dự án học Văn để Sống và Đổi mới phương pháp dạy Văn tại THPT Đinh Thiện Lý
Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014
Đổi mới phần Đọc Hiểu - Làm văn theo hướng "Mở"
Bàn thêm về “đề mở” trong kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn
giaoducthoidai.vn
GD&TĐ - “Đề mở” đã trở thành đề tài nóng không chỉ với môn Ngữ văn mà với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác.
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”.
Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.
Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài thảo luận về vấn đề nêu trên.
Xin mời các ý kiến trao đổi, góp ý cho bài viết này gửi về các địa chỉ sau: nthoan@moet.edu.vn;
ttkdung@moet.edu.vn;
pthien@moet.edu.vn
Trân trọng cảm ơn!
Từ các chuyên gia đầu ngành, người làm công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn đến giáo viên trực tiếp đứng lớp, từ phụ huynh đến học sinh… đều đóng góp tiếng nói riêng của mình về vấn đề này: Đề và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo (PGS.TS Đỗ Ngọc Thống), Đề mở trong làm văn (GS.TS Trần Đình Sử), Đề mở và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, Đề “mở ép”, bài thi “thảm họa”...
Điều đó càng chứng tỏ “vị trí số một của môn Ngữ văn” như phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo Quốc gia về dạy học Ngữ văn.
Nói như thế không có nghĩa là trước đây, trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, cũng như trong những kỳ thi Quốc gia, kể cả thi tốt nghiệp THPT và thi học sinh giỏi, môn Ngữ văn chỉ có những đề đóng, không có đề mở.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều đề văn hấp dẫn, kích thích được hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh: Một bài học ý nghĩa mà cuộc sống đã dành cho em; Vai trò của đồng tiền trong cuộc sống…
Tuy nhiên, công bằng mà nói, những đề như thế không nhiều. Bởi vậy, kể từ khi xuất hiện tiếng nói đầu tiên về “đề mở”, đến nay đã có cả một luồng dư luận bàn về đề mở trong kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
“Đề mở” đã trở thành đề tài nóng không chỉ với môn Ngữ văn mà với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác như: Lịch sử, Địa lý…
Và như thế, rất cần thống nhất: thế nào là đề mở, độ mở đến đâu thì có thể chấp nhận được, với đề mở đáp án cần mở như thế nào…
Từ việc rà soát, hệ thống lại những đề Văn được đánh giá cao trong những kỳ kiểm tra/thi gần đây, có thể thấy, ngoài câu hỏi mở xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2008 - 2009 trở lại đây (Phát biểu về tác dụng của việc đọc sách,Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội, Suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam,…), đề mở môn Ngữ văn chủ yếu được phát hiện thông qua những “bài văn lạ” được đăng tải trên báo giấy hoặc báo điện tử.
Đề mở trở thành nguyên nhân đầu tiên lý giải sự thành công của những bài viết đó. Rằng nếu không có những đề Văn như thế sẽ không có những bài văn gây “sốc” đến thế, những bài văn đi từ trái tim đến trái tim như thế! (Bài viết của em Hà Minh Ngọc, Nguyễn Trung Hiếu…).
Ở những đề bài, những câu hỏi được xem là mở đó, không thấy xuất hiện một nhân vật, một tác phẩm văn học cụ thể nào trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông, cũng không yêu cầu học sinh phải thực hiện một thao tác nghị luận cụ thể nào…
Nghĩa là, đề mở rất thoáng. Khác với đề bài truyền thống, đề mở không có “mệnh lệnh” chỉ rõ, không bó buộc, khuôn đúc bài viết của học sinh ở một dạng, một kiểu bài, một hoặc một vài tác phẩm thuộc một giai đoạn, một thời kỳ văn học nhất định.
Với đề mở, học sinh có “đất” để thể hiện sự khám phá, tìm tòi đầy sáng tạo của mình. Đề mở thực chất là đề bài theo hướng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Trước mỗi đề bài, học sinh căn cứ vào khả năng phát hiện vấn đề, khả năng huy động những kiến thức đã học (bao gồm kiến thức tiếng Việt, đọc văn, làm văn, kiến thức liên môn), khả năng vận dụng ngôn ngữ để trình bày, lý giải vấn đề theo chính kiến của mình.
Với hướng ra đề như thế, để có được những bài viết thuyết phục, ngoài những kiến thức đã học trong chương trình, sách giáo khoa, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức - kỹ năng - thái độ, giáo viên cần khuyến khích học sinh tích lũy những hiểu biết mang tính xã hội, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự.
Như vậy, đề Văn mở phải mở cả nội dung, tư tưởng và cấu trúc. Không bó buộc vấn đề hỏi trong những tác phẩm văn học trong nhà trường, đề mở hướng đến cả những vấn đề trong thực tiễn, mang tính thời sự, tính ứng dụng cao. Trước những vấn đề đó, người viết được phép thể hiện chính kiến và những sáng tạo riêng, mang tính cá nhân.
Nhưng, đó tuyệt nhiên không phải là những phát ngôn lập dị, những tư tưởng phản động, những ý kiến đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, không phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi của người viết. Đề mở chấp nhận “cái khác” nhưng không dung hòa với “cái trái”, cái đối lập.
Dù còn phải cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu của môn Ngữ văn trong nhà trường ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ còn tập trung bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc…
Với chức năng giao tiếp, giáo dục, thẩm mỹ… văn học nói chung và văn học trong nhà trường nói riêng có nhiều thuận lợi trong việc hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học, “học văn là học cách làm người”.
Vì thế, dù mở theo hướng nào, dù mở đến mức nào, đề Văn vẫn hướng đến những giá trị muôn đời, nhân bản, nhân văn nhất.
Đề văn mở bao giờ cũng hay, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của học sinh, nhưng nói như PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, dù “mới mẻ”, “khác lạ”, “mở” đến đâu vãn phải đảm bảo “sự chính xác, tính khoa học, tính thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ”.
Đó là những chuẩn mực để theo đó, chúng ta sẽ không bắt gặp những đề văn “vừa yếu về chuyên môn vừa thô tục” (theo GS Nguyễn Minh Thuyết), “mắc sai lầm nghiêm trọng” (theo PGS.TS Văn Giá) như đề thi của Đại học FPT.
Môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: văn học, tiếng Việt, làm văn. Cả ba phân môn này đều hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản.
Nếu lấy chuẩn đầu ra này làm thước đo để kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn, thiết nghĩ, không nhất thiết phải đặt mệnh lệnh trong câu hỏi môn Ngữ văn: Hãy phân tích, hãy chứng minh,…
Đề thi môn Ngữ văn không cần thiết phải lặp đi lặp lại theo cấu trúc 2 phần: Phần chung – phần bắt buộc và phần tự chọn và nội dung không nhất thiết gồm 3 câu: tái hiện kiến thức, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Cá nhân người viết cho rằng, đổi mới đề thi môn Ngữ văn theo cấu trúc 2 phần đọc hiểu và làm văn là hợp lý. Với phần đọc hiểu, có thể tham khảo cách ra đề thi sau của Nhật Bản (trích theo tài liệu của PISA Việt Nam):
Hai lá thư sau được lấy từ Internet nói về graffiti. Graffiti là nghệ thuật vẽ và viết không cho phép lên tường hoặc nhiều vị trí khác. Tham khảo các lá thư để trả lời các câu hỏi sau:
Tôi đang vô cùng tức giận vì cứ phải tẩy sạch bức tường của trường rồi sơn lại nó tới lần thứ tư sau mỗi lần bị vẽ graffiti. Tính sáng tạo thật sự rất đáng ngưỡng mộ nhưng mọi người cần phải tìm cách để thể hiện bản thân họ mà không gây ra những chi phí phụ trội xã hội.
Tại sao bạn lại phá hỏng uy tín của giới trẻ bằng cách vẽ những bức graffiti lên những nơi nó bị cấm? Những người nghệ sĩ chuyên nghiệp có trưng những bức tranh của họ trên phố không? Thay vào đó, họ tìm kiếm những nhà tài trợ và thu được danh tiếng qua những cuộc trưng bày hợp pháp.
Theo quan điểm của tôi, các tòa nhà, hàng rào và ghế công viên, tự bản thân chúng đã là những tác phẩm nghệ thuật rồi. Thật là thảm hại khi phá hỏng những kiến trúc đó với graffiti và còn gì nữa, đó quả là một hình thức phá hủy tầng ô–zôn. Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao những tên tội phạm nghệ thuật đó lại có thể thấy khó chịu khi “những tác phẩm nghệ thuật” của chúng bị xóa đi khỏi tầm nhìn hết lần này sang lần khác.
Helga
|
Không có lí giải nào đối với khiếu thẩm mĩ. Xã hội có quá nhiều các phương tiện giao tiếp và quảng cáo. Những lô–gô công ty, tên tuổi các cửa hàng. Chúng có được chấp nhận không? Hầu hết là có. Graffiti có được chấp nhận không? Một số ý kiến cho rằng có, một số thì không.
Ai trả giá cho graffiti? Ai là người cuối cùng phải trả giá cho quảng cáo? Chính xác là người tiêu dùng.
Những người dựng nên những bảng quảng cáo có hỏi ý kiến của bạn không? Không. Vậy những người vẽ graffiti có cần phải làm như vậy không? Không phải tất cả chỉ là câu hỏi về sự giao tiếp – tên của bạn, tên của các nhóm và những công trình nghệ thuật lớn trên phố?
Hãy nghĩ tới những bộ quần áo kẻ sọc và kẻ ca–rô xuất hiện trong các cửa hiệu một vài năm trước. Cả đồ trượt tuyết. Các mẫu và màu sắc đều được lấy trực tiếp từ những bức tường bê tông hoa. Thật thú vị là các mẫu và màu sắc này đều được chấp nhận và yêu thích nhưng graffiti có cùng phong cách như vậy thì lại được xem là đáng sợ.
Hiện tại thật là khó khăn đối với nghệ thuật.
Sophia
|
(Nguồn: Marl Hankala)
Câu hỏi 1: Mục đích của mỗi lá thư trên là:
A. giải thích graffiti là gì.
B. đưa ra một ý kiến về graffiti.
C. chứng minh sự phổ biến của graffiti.
D. cho mọi người biết phải tốn kém như thế nào để tẩy xoá graffiti.
Câu hỏi 2: Tại sao Sôphia lại đề cập tới quảng cáo?
..........................................................................................................
Câu hỏi 3:
Em đồng ý với người viết lá thư nào? Hãy giải thích câu trả lời của em bằngchính ngôn ngữ của mình để đề cập tới những gì được nêu lên trong một hoặc cả hai bức thư.
...........................................................................................................
Câu hỏi 4:
Chúng ta có thể nói về những gì lá thư nói đến (nội dung).
Chúng ta có thể nói về cách thức lá thư được viết (văn phong).
Không đề cập tới việc em đồng thuận với lá thư nào, theo ý kiến của em, lá thư nào tốt hơn?
Hãy giải thích câu trả lời của em về cách thức của một hoặc cả hai lá thư được viết./.
Đề mở đòi hỏi hướng dẫn chấm mở. Theo đó, người viết có khoảng trống để đánh giá đúng mức những sáng tạo riêng, những đóng góp riêng của mỗi học sinh khi giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài.
Để đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, khi chấm bài, giáo viên cũng cần linh hoạt. Sẽ không thể tồn tại kiểu đếm ý cho điểm, hoặc tuân thủ cứng nhắc một phương án trả lời. Chấp nhận hơn một phương án trả lời hợp lý để kích thích sự sáng tạo của học sinh cũng là một thay đổi đáng lưu ý.
Với câu hỏi đọc hiểu như trên, hướng dẫn chấm cụ thể được mã hóa như sau :
Hướng dẫn mã hóa câu hỏi 1:
Mức đầy đủ: B. Đưa ra một ý kiến về graffiti.
Không đạt: Các câu trả lời khác hoặc không trả lời.
Hướng dẫn mã hóa câu hỏi 2:
Mức đầy đủ: Nhận ra rằng đang rút ra một sự so sánh giữa graffiti và quảng cáo. Câu trả lời nhất quán với ý nghĩ rằng quảng cáo là một hình thức hợp pháp của graffiti.
+ Để cho chúng ta thấy rằng quảng cáo có thể mang tính xâm phạm như graffiti.
+ Bởi vì một số người nghĩ rằng quảng cáo cũng xấu xí, là cách vẽ phun mực.
+ Cô ấy đang nói rằng quảng cáo chỉ là một hình thức hợp pháp của graffiti.
+ Cô ấy cho rằng quảng cáo cũng giống với graffiti.
+ Bởi vì họ không cần sự cho phép của bạn để dựng các bảng quảng cáo.[ngầm so sánh giữa quảng cáo và graffiti].
+ Bởi vì nó là một hình thức trưng bày khác.
+ Bởi vì những người quảng cáo dán các tấm bảng quảng cáo lên tường và cô ấy cho rằng graffiti cũng thế.
+ Vì nó cũng nằm trên tường.
+ Bởi vì trông chúng cũng xấu hoặc đẹp như nhau mà thôi.
+ Cô ấy đề cập tới quảng cáo vì nó được chấp nhận không như graffiti [Sự tương đồng của graffiti và quảng cáo được ngầm nhắc tới bằng cách đưa ra những thái độ đối lập giữa hai thứ đó].
– Nhận ra rằng đề cập tới quảng cáo là một cách thức để bảo vệ graffiti.
+ Để chúng ta có thể thấy được rằng thật ra thì graffiti cũng hợp pháp.
Không đạt:
- Đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ hoặc mơ hồ:
+ Đó là một cách nêu lên quan điểm của cô ấy.
+ Vì cô ấy muốn thế, cô ấy đề cập tới nó như là một ví dụ.
+ Đó là một cách thức/chiến lược.
+ Các lô–gô của công ty và tên các cửa hiệu.
– Chỉ ra ý hiểu không chính xác đối với tài liệu hoặc đưa ra một câu trả lời không hợp lí hoặc lạc đề.
+ Cô ấy mô tả về graffiti.
+ Bởi vì mọi người vẽ graffiti lên chúng.
+ Graffiti là một loại hình quảng cáo.
+ Bởi vì graffiti là quảng cáo đối với một người hoặc nhóm người nào đó. [So sánh sai hướng tức là gfraffiti là một dạng của quảng cáo]
Không trả lời.
Hướng dẫn mã hóa câu hỏi 3:
Mức đầy đủ: Giải thích quan điểm bằng cách tham khảo tới nội dung của một hoặc cả hai lá thư. Có thể đề cập tới vị trí chung của người viết (nghĩa là ủng hộ hoặc phản đối) hoặc một chi tiết trong lập luận của cô ấy.
Diễn giải lập luận của người viết phải phù hợp. Lời giải thích có thể là một cách thức diễn giải khác một phần văn bản nhưng không phải là toàn bộ hoặc chép lại mà không thêm thắt hoặc thay đổi gì:
+ Em đồng ý với Helga. Graffiti là bất hợp pháp và phá hoại các công trình công cộng.
+ Helga bởi vì em phản đối graffiti [Câu trả lời tối giản].
+ Sophia. Em nghĩ thật là một sự đạo đức giả đối với các nghệ sĩ graffiti khi sản sinh ra hàng triệu sao chép từ thiết kế của họ.
+ Em phần nào đồng ý với cả hai. Sẽ không hợp pháp khi vẽ lên tường ở nơi công cộng nhưng những người này vẫn nên được có cơ hội thực hiện những ý tưởng của họ ở một nơi nào đó.
+ Sophia, bởi vì cô ấy quan tâm tới nghệ thuật.
+ Em đồng ý với cả hai. Graffiti là xấu nhưng quảng cáo cũng vậy vì thế em không muốn trở thành đạo đức giả.
+ Helga, bởi vì em không thực sự thích graffiti cho lắm nhưng em hiểu rằng quan điểm của Sophia và vì sao cô ấy không muốn buộc tội những người làm việc mà họ tin tưởng vào đó.
+ Helga, bởi vì thật đáng tiếc khi hủy hoại uy tín của giới trẻ chẳng để làm gì cả. [Trường hợp ở ranh giới: một cách trích dẫn trực tiếp nhưng đính vào đoạn văn khác].
+ Sophia, đúng là các mẫu và màu sắc được đánh cắp từ graffiti xuất hiện trong các của hiệu và được mọi người chấp nhận, trong khi họ lại xem graffiti là đáng sợ. [Lời giải thích là một cách kết hợp của việc diễn giải bằng cách khác, nhưng vận dụng chỉ ra rằng nó đã được hiểu chính xác].
Không đạt:
– Ủng hộ cả hai quan điểm nhưng lại chỉ giới hạn trong những trích dẫn trực tiếp (có hoặc không có dấu trích dẫn).
+ Helga bởi vì em đồng ý rằng mọi người cũng nên tìm cách khẳng định bản thân mình bằng cách không gây nên các phụ trội xã hội.
+ Helga. Tại sao lại hủy hoại uy tín của giới trẻ?
– Đưa ra câu trả lời không đầy đủ hoặc mơ hồ.
+ Sophia, bởi vì em nghĩ rằng lá thư của Helga không ủng hộ lập luận của cô ấy với nhiều lí do (Sophia so sánh lập luận của cô ấy với quảng cáo v.v). [Các câu trả lời về phong cách hoặc chất lượng của lập luận].
+ Helga, bởi vì cô ấy sử dụng nhiều chi tiết hơn. [Các câu trả lời về phong cách hoặc chất lượng của lập luận].
+ Em đồng ý với Helga [Thiếu ý kiến bảo vệ cho ý kiến này].
+ Cả hai, bởi vì em có thể hiểu được Helga đến từ đâu. Nhưng Sophia cũng đúng. [Thiếu ý kiến bảo vệ cho ý kiến này]
– Đưa ra ý hiểu không chính xác đối với tài liệu hoặc đưa ra câu trả lời không hợp lí hoặc không chính xác:
+ Em đồng ý với Helga hơn. Sophia có vẻ như là không chắc với những suy nghĩ của cô ấy.
+ Helga, bởi vì cô ấy cho rằng một số người có tài năng. [Diễn giải nhầm ý kiến lập luận của Helga].
– Không trả lời.
Hướng dẫn mã hóa câu hỏi 4 :
Mức đầy đủ: Giải thích ý kiến đề cập tới văn phong hoặc mẫu của một hoặc cả hai lá thư. Nhắc tới tiêu chuẩn như văn phong, cấu trúc của lập luận, tính thuyết phục của lập luận, giọng điệu, cách tiếp cận, chiến lược để thuyết phục được người xem. Phải chứng minh được cụm từ “các lập luận tốt hơn”:
+ Lá thư của Helga. Cô ấy đưa ra rất nhiều điểm khác nhau để cân nhắc và đề cập đến những tổn hại mà các nghệ sĩ graffiti gây ra mà em cho rằng rất quan trọng.
+ Lá thư của Helga rất có hiệu quả theo cách thức cô ấy chỉ ra trực tiếp các nghệ sĩ graffiti.
+ Em nghĩ rằng lá thư của Helga thì tốt hơn. Em thấy lá thư của Sophia có phần thiên vị.
+ Em nghĩ rằng Sophia đưa ra một lập luận rất vững chắc nhưng cấu trúc của Helga thì tốt hơn.
+ Sophia, bởi vì cô ấy không hướng tới bất kì một ai. [Giải thích lựa chọn của em đó về chất lượng của nội dung. Giải thích dễ hiểu khi dùng từ “Không có ý chống lại ai cả”].
+ Em thích lá thư của Helga. Cô ấy hoàn toàn làm chủ được việc nêu rõ ý kiến của mình.
Không đạt:
– Đánh giá về mặt đồng thuận hoặc không đồng thuận với vị trí của người viết, hoặc chỉ là diễn đạt nội dung theo cách khác:
+ Helga. Em đồng ý với mọi điều cô ấy nói.
+ Lá thư của Helga tốt hơn. Đúng như cô ấy nói, graffiti quá tốn kém và phí phạm.
– Đánh giá không đưa ra lời giải thích hợp lí:
+ Lá thư của Sophia là lá thư tốt nhất.
+ Lá thư của Sophia dễ đọc hơn.
+ Helga có một lập luận tốt hơn.
– Chỉ ra ý hiểu không chính xác về nội dung tư liệu và đưa ra câu trả lời không phù hợp hoặc lạc đề:
+ Lá thư của Helga được viết tốt hơn. Cô ấy từng bước giải quyết các vấn đề và sau đó dựa trên cơ sở đó, đưa ra lời kết hợp lí.
+ Sophia, bởi vì cô ấy giữ đúng vị trí của mình từ đầu đến hết lá thư.
– Không trả lời
Đối với câu hỏi đọc hiểu, văn bản nên lựa chọn là những văn bản ngắn, có giá trị đích thực cả về tư tưởng và văn phong, nằm ngoài chương trình, sách giáo khoa.
Bởi lẽ, văn bản trong chương trình quá hữu hạn so với số lượng tác phẩm khổng lồ mà học sinh sẽ tiếp xúc. Như thế sẽ tránh được việc luyện thi, học lệch, học tủ, ghi nhớ máy móc những kiến thức đã được học.
Và như thế, sẽ không còn chuyện học sinh trả bài tốt, viết được những bài văn được điểm cao nhưng lại rất ngu ngơ khi đọc và viết những văn bản nhật dụng như: tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, tấm vé xe buýt…
Sẽ không còn chuyện say mê những văn hóa phẩm “đồi trụy”, những truyện tranh đầy rẫy những cảnh đấm đá, thụi bịch, những lời lẽ vô văn hóa…
Câu hỏi phần làm văn cũng nên thay đổi cách hỏi truyền thống: Hãy phân tích, hãy chứng minh như trên đã nói. Câu hỏi không đánh đố học sinh mà gồm các phần: phần nêu vấn đề, phần nêu những gợi ý, hướng dẫn cần thiết để học sinh làm bài, phần kiểm tra bài viết. Có thể tham khảo cách ra đề văn học sau của Hoa Kỳ (Trích theo Đề Văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo – PGS.TS Đỗ Ngọc Thống):
“Chọn một truyện bạn đã đọc trong năm nay. Tìm một sự kiện trong truyện và viết bài văn tự thuật về sự vật này theo quan điểm của nhân vật trong đó. Bài tự thuật của bạn cần chỉ ra tại sao sự kiện này lại có ý nghĩa với nhân vật (người kể).
Gợi ý:
- Lý lẽ về chăn màn trong “Vật sử dụng hàng ngày”.
- Johnny đang hỏi khi Mattie ở ngoài trong tác phẩm “Vật sử dụng hàng ngày””.
Với đề hiện thực, có thể tham khảo đề thi sau:
“Hãy viết một câu chuyện tự kể về một kinh nghiệm quan trọng đã trải qua.
Gợi ý:
- Một sự kiện buồn cười, kinh hoàng hoặc buồn bã trong tuổi thơ của bạn.
- Một thời điểm quyết định trong cuộc đời bạn.”
Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn đang có những chuyển biến tích cực, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong xu hướng chung chuyển đổi từ đánh giá kiến thức kỹ năng sang đánh giá năng lực, đánh giá để xếp loại sang đánh giá để phát triển học tập, từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều, đổi mới cách ra đề - đề mở được xem là “mắt xích trọng yếu” (Chữ dùng của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống).
Hi vọng, với cách làm đó, môn Ngữ văn sẽ giữ được vị thế “số một” trong trường phổ thông, sẽ có thêm nhiều học sinh yêu Văn, say Văn và giỏi Văn.
Phùng Thị Vân Anh (Vụ GDTX)
SGD TP.HCM hướng dẫn Đổi mới sinh hoạt tổ CM, Đổi mới dạy học - Kiểm Tra ĐG theo định hướng PTNL
Ngày 12.09.2014, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có công văn hướng dẫn cụ thể về:
1. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ( nhấp vào line để xem chi tiết)
2 .Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS
1. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ( nhấp vào line để xem chi tiết)
2 .Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS
Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014
Công văn HD xây dựng ma trận của BGD
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 8773/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn
biên soạn đề kiểm tra
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30
tháng 12 năm 2010
|
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và
Đào tạo
Thực
hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT) về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày
11/8/2010 của Bộ GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011;
nhằm tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học, thực hiện thống nhất trong tất cả các
trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT), các trung tâm
giáo dục thường xuyên (TTGDTX) về quy trình và kĩ thuật biên soạn đề thi, đề
kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề, Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo các
yêu cầu cụ thể sau (văn bản đính kèm).
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các
Phòng GDĐT và các trường THCS, THPT, các TTGDTX tổ
chức thực hiện tốt các công việc sau:
1. Đối với sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo:
1.1.
Tổ chức cho các phòng, ban chuyên
môn nghiên cứu, thảo luận văn bản để thống nhất quan điểm và cách thực hiện;
1.2.
Cử cán bộ, giáo viên tham dự các
lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức
vào tháng 01/2011 và tiến hành tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ quản lí và giáo
viên ngay đầu học kì II năm học 2010-2011;
1.3. Ban hành văn bản chỉ đạo các Phòng GDĐT, các trường THCS, THPT,
các TTGDTX tổ chức thực hiện theo
nội dung văn bản này ngay từ học kì II, năm học 2010-2011.
2. Đối với các trường THPT, THCS, TTGDTX
2.1. Theo sự chỉ
đạo của Sở/Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường, Giám đốc TTGDTX tổ chức cho tổ chuyên môn và giáo viên nghiên cứu, thảo luận nội dung
văn bản; tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh để
hiểu rõ các nội dung và tổ chức thực hiện việc biên soạn đề thi, đề kiểm
tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề;
2.2. Trước mắt
các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề của các chương, học kì
và cuối năm đảm bảo các yêu cầu như văn bản quy định. Sau đó mỗi giáo viên phải
tự xây dựng được ma trận và biên soạn đề kiểm tra đảm bảo các yêu cầu.
Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc xin phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học hoặc qua email: vugdtrh@moet.edu.vn hoặc Vụ GDTX,
email: vugdtx@moet.edu.vn).
Nơi
nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ( để b/c);
- Cục KTKĐCLGD, Cục NG&CBQLCSGD;
- Vụ GDTX, Thanh tra Bộ;
- Viện KHGDVN;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã kí)
Nguyễn Vinh
Hiển
---------------------------------------------
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
(Kèm
theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT)
Đánh giá kết quả học
tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử
lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm
tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp
quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt
hơn.
Đánh giá kết quả học
tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức
khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo
quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng
để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một
chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần
căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ
năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của
đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có
các hình thức sau:
1)
Đề kiểm tra tự luận;
2)
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3)
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả
câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết
hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc
trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập
của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề
kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho
học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài
kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới
cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết
lập ma trận đề kiểm tra (bảng
mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ
năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo
các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và
vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức
kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số
điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức
độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và
trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM
TRA
(Dùng cho
loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Cấp độ
Tên
chủ đề
(nội dung,chương…)
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Cộng
|
|
Cấp độ thấp
|
Cấp độ cao
|
||||
Chủ đề 1
|
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
... điểm=...%
|
Chủ đề 2
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
... điểm=...%
|
.............
|
|||||
...............
|
|||||
Chủ đề n
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
... điểm=...%
|
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
%
|
Số câu
Số điểm
%
|
Số câu
Số điểm
%
|
Số câu
Số điểm
|
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM
TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
Cấp độ
Tên
Chủ đề
(nội dung, chương…)
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Cộng
|
|||||
Cấp độ thấp
|
Cấp độ cao
|
||||||||
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
||
Chủ đề 1
|
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
... điểm=...%
|
Chủ đề 2
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
... điểm=...%
|
.............
|
|||||||||
...............
|
|||||||||
Chủ đề n
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
Số điểm
|
Số câu
... điểm=...%
|
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu
Số điểm
%
|
Số câu
Số điểm
%
|
Số câu
Số điểm
%
|
Số câu
Số điểm
|
Các bước cơ bản thiết lập ma trận
đề kiểm tra: (minh họa tại phụ lục)
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung,
chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi
cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối
tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số
điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,
chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số
câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho
mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho
mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu
thấy cần thiết.
Cần
lưu ý:
- Khi viết
các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò
quan trọng trong chương
trình môn học. Đó là chuẩn có
thời lượng quy định trong phân phối
chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh
giá.
+ Số lượng chuẩn cần
đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ
đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số
lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều
hơn.
- Quyết định
tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ
vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định
trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề
kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề,
theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội
dung và trình độ, năng lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết
định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm
bằng nhau.
+ Nếu
đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần
xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên
soạn câu hỏi theo ma trận
Việc
biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu
hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ
chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng
tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu
cầu sau: (ở đây trình
bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan
trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề
kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc
một vấn đề cụ thể;
4) Không nên
trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng
và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những
học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên
các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với
đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với
nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính
xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1)
Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2)
Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm
tương ứng;
3)
Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4)
Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5)
Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện
yêu cầu đó;
6)
Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ
những khái niệm, thông tin;
8)
Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ
ra đề đến học sinh;
9)
Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài
luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm
và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh
sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng
minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm
(đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình
bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm
tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự
đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).
Cách tính điểm
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm
khách quan
Cách
1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví
dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25
điểm.
Cách
2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số
câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10
theo công thức:
, trong đó
|
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
|
Ví
dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng
được 1 điểm, một học sinh làm được 32
điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc
nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho
mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian
dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví
dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành
cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ
thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân
phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời
gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1
điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính
điểm của phần TL theo công thức sau:
, trong đó
|
+ XTN
là điểm của phần TNKQ;
+ XTL
là điểm của phần TL;
+ TTL
là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.
+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần
TNKQ.
|
Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10
theo công thức:
, trong đó
|
+ X là số
điểm đạt được của HS;
+ Xmax
là tổng số điểm của đề.
|
Ví
dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời
gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần
tự luận là: . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt
được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
c. Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ
B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ
thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm
tra
Sau
khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm
các bước sau:
1)
Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp
án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và
chính xác.
2)
Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần
đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có
thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm
tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học
sinh làm bài là phù hợp).
3)
Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh (nếu
có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có
thể tham khảo).
4)
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
-----------
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)