Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

BGD: ĐỀ BÀI MINH HỌA KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6



CÂU HỎI VÀ ĐỀ BÀI MINH HỌA KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
A. Câu hỏi đọc hiểu văn bản
  Đọc hiểu văn bản là một nội dung quan trọng trong chương trình môn Ngữ văn. Ở
học kì I của lớp 6, HS được đọc hiểu các thể loại của văn học dân gian và truyện trung đại.
Tùy thuộc vào trình độ của HS, GV có thể sử dụng các văn bản văn học mà HS đã được học
chính thức hoặc các văn bản chưa được học chính thức nhưng được viết theo cùng thể loại
với văn bản đã học (lấy ở phần đọc thêm trong tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 6, Tập một
hoặc các nguồn tham khảo khác) để xây dựng các câu hỏi theo 4 mức độ: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
GV nhất thiết phải đưa vào đề kiểm tra ít nhất 01 văn bản (là đoạn trích hoặc văn bản
hoàn chỉnh) để học sinh đọc và trả lời các câu hỏi. Tránh trường hợp không đưa vào đề kiểm
tra văn bản để HS đọc mà chỉ đưa ra các câu hỏi, nhất là mỗi câu hỏi lại liên quan đến một
văn bản HS đã học trong chương trình, buộc HS phải nhớ các văn bản để trả lời câu hỏi. Bởi
đó không phải là hình thức kiểm tra đọc hiểu theo định hướng năng lực mà là kiểm tra việc
thuộc lòng, ghi nhớ kiến thức của HS.
Cần tích hợp việc kiểm tra Tiếng Việt thông qua đọc hiểu văn bản. Có thể kết hợp
giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận; tăng cường câu hỏi mở để đánh giá
năng lực của HS. Khi chấm bài, với những câu hỏi mở, GV cần chấp nhận những suy nghĩ, ý
kiến riêng của HS nếu hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật.
   
Sau đây là một số câu hỏi minh họa. Kí hiệu sau mỗi câu hỏi được quy định như sau:
(1) – mức độ nhận biết; (2) – mức độ thông hiểu; (3) – mức độ vận dụng; (4) mức độ vận
dụng cao.

I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó sứ
giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến
thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông
ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết
lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre
bên đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ
đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi
giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời’’.
                                                              (Trích Thánh Gióng)
Câu 1 (1). Đoạn trích kể về việc gì? 
Câu 2 (1). Ghi lại 01 chi tiết kì ảo, hoang đường trong đoạn trích. 
Câu 3 (2). Qua đoạn trích, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ nào? 
Câu 4 (3). Nêu cảm nhận của riêng em về nhân vật Thánh Gióng trong đoạn trích. 
Câu 5 (1). Ghi lại ít nhất 02 từ mượn có trong đoạn trích. 
Câu 6 (1), (2). Giải thích nghĩa của từ “tàn quân” và cho biết em giải thích nghĩa của từ đó
bằng cách nào? 
Câu 7 (4). Nhiều người cho rằng một trong những lí do để Thánh Gióng đánh thắng giặc là
do Thánh Gióng    sức khỏe phi thường  (mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt, nhổ
những cụm tre bên đường quật vào giặc). Vậy, em nghĩ mỗi học sinh có cần tập luyện nâng
cao sức khỏe, phát triển thể chất để bảo vệ Tổ quốc không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 3-5 dòng.
II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đến ngày lễ Tiên  vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới,
chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu,
rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ
rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. 
Vua họp mọi người lại nói :
– Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất,
các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh
chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp ý
ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng,
bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.    
                (Trích Bánh chưng, bánh giầy)
Câu 1 (1). Đoạn trích kể về việc gì? 
Câu 2 (2). Đoạn trích nhằm giải thích điều gì? 
Câu 3 (3). Em có đồng tình với ý kiến “Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị
ngày Tết” trong đoạn trích hay không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 3-5 dòng.
Câu 4  (4). Hiện nay, phong tục gói bánh chưng ngày Tết trong nhiều gia đình người Việt
Nam đã không còn. Theo em, chúng ta có cần khôi phục và giữ gìn phong tục ấy không? Vì
sao? Trả lời trong khoảng 3-5 dòng.
Câu 5  (1). Nhận định nào đúng với cụm từ “hai thứ bánh ấy” (trong câu “Vua cha ngẫm
nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.”)? 
A. Là một cụm danh từ      B. Là một cụm động từ  
C. Là một cụm tính từ        D. Là một lượng từ
Câu 6 (1),(2). Giải thích nghĩa của từ “lễ vật” (trong câu “Lang Liêu đã dâng  lễ vật hợp ý
ta.”) và cho biết em đã giải nghĩa từ đó bằng cách nào? 

III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG
Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo
bắp cày.
Một hôm, một ông cụ nói :
– Phải đẽo cho cao, cho to thì cày mới dễ.
Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao.
Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói :
– Đẽo thế này thì cày sao được ! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.
Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng đầy ra ở cửa,
chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo :
– Ở miền núi, người ta vỡ hoang, toàn cày bằng voi cả. Anh mau đẽo cày to gấp đôi,
gấp ba như thế này thì bao nhiêu bán cũng hết, tha hồ mà lãi.
Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem tất cả số gỗ của nhà còn lại đẽo toàn loại cày để
cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma.
Khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn !
(TheoTrương Chính)
Câu 1 (1). Truyện kể về việc gì?
Câu 2 (2). Trong truyện, người thợ mộc bị chê cười vì điều gì?
Câu 3 (3). Hãy nêu nhận xét/đánh giá của em về việc làm của người thợ mộc trong truyện.
Trả lời trong khoảng 2-4 dòng.
Câu 4  (4). Đọc xong câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân và những người
xung quanh? Trả lời trong khoảng 3-5 dòng.

IV. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. 
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy  là Bân, có nghề y gia truyền, giữ
chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương.
Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo.
Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề
máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ
như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.
… Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp :
- Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai
tới, bảo rằng :
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói :
- Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh
khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ tới vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói :
– Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu
tính mạng mình chăng ?
Ngài đáp :
- Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết
trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh  của tiểu thần còn trông cậy vào
chúa thượng may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, đi cứu người kia…
(Trích Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng)
Câu 1 (1). Nhân vật “ngài” xưng “tôi” trong đoạn trích trên là ai ? 
Câu 2 (2). Vì sao nhân vật ấy lại không đến vương phủ trước theo yêu cầu của quan Trung
sứ? 
Câu 2 (3). Hãy nhận xét về hành động “đi cứu người kia” của nhân vật xưng “tôi”.
Câu 3 (4). Em học được điều gì tốt đẹp từ nhân vật xưng “tôi” ấy? Trả lời trong khoảng 3-5
dòng.

B. Đề bài tập làm văn – Văn tự sự (kể chuyện)
GV xây dựng các đề tập làm văn kể chuyện tưởng tượng hoặc kể chuyện đời thường
để đánh giá khả năng viết văn tự sự của HS. Cần tích hợp kiểm tra Tiếng Việt thông qua tập
làm văn. Cần tăng cường việc ra đề mở để đánh giá năng lực của HS. Khi chấm bài, với những đề mở, GV cần chấp nhận những suy nghĩ, ý kiến riêng của HS nếu hợp lí, không trái
với đạo đức và pháp luật.
  Sau đây là một số đề bài minh họa. Các đề bài tập làm văn này đều được xếp vào mức
độ vận dụng (3) (nếu kể chuyện theo một cốt truyện đã học/biết) hoặc vận dụng cao (4) (nếu
kể chuyện sáng tạo hoàn toàn).
Đề 1 (4). Kể lại một câu chuyện theo chủ đề: cách ứng xử khôn khéo, thông minh của con
người trong cuộc sống. Gạch dưới các số từ, lượng từ, chỉ từ (nếu có) trong bài văn của em.
Đề 2 (3). Đóng vai công chúa Mị Nương kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Gạch dưới các
danh từ, cụm danh từ (nếu có) trong bài văn của em.
Đề 3 (4). Kể cho người thân nghe một câu chuyện, trong đó nêu lên sự việc làm thay đổi suy
nghĩ / nhận thức của em về một người bạn. Gạch dưới các tính từ, cụm tính từ (nếu có) trong
bài văn của em.
Đề 4 (4). Kể lại một chuyến đi chơi thú vị của em và gia đình hoặc bạn bè. Trong bài văn, sử
dụng ít nhất 01 từ nhiều nghĩa và gạch dưới từ đó.
Đề 5 (3). Kể lại một truyện dân gian mà em thích nhất ở ngôi thứ ba bằng lời văn của em.
Gạch dưới các từ Hán Việt (nếu có) trong bài văn của em.

C. CÁCH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6  
  Đề kiểm tra Học kì I – Môn Ngữ văn 6 có thời lượng 90 phút. 
Đề thi gồm 2 phần:
  - Phần I – Đọc hiểu văn bản (4,0 đến 5,0 điểm): gồm ít nhất 01 văn bản văn học
(truyện dân gian hoặc truyện trung đại). Không kiểm tra đọc hiểu văn bản nhật dụng do HS
chưa học văn bản này ở Học kì I – Lớp 6. Các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Với mỗi mức độ, có ít nhất 01 câu hỏi. 
  - Phần II – Làm văn (5,0 đến 6,0 điểm): gồm 01 đề bài tập làm văn tự sự kể chuyện
tưởng tượng hoặc kể chuyện đời thường.



















Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

CÂU CHUYỆN HÒN ĐÁ XÙ XÌ

                                                            Bài làm
Trong cuộc sống thường chê bai những thứ tưởng như vô dụng nhưng lại là những thứ vĩ đại mà không ai có thể ngờ đến. Điều đó đã được minh chứng qua bài  “Hòn đá xù xì” của Gỉa Bình Ao. Hòn đá đó trông bề ngoài vướng víu, vô ích nhưng thật chất là một hòn đá rơi từ vũ trụ xuống, một hòn đá đã từng vá trời từ hai ba trăm năm trước.
Trước nhà nhân vật trong bài có một hòn đá vô dụng, vướng víu, “đen sì sì nằm sấp như con trâu”,chẳng ai cần đến mà cũng chẳng ai vần nó đi cả. Một hòn đá mà cả xây tường, lát bậc,làm cối cũng không dùng được.Ai ai cũng mắng chê, ghét bỏ nó. Tuy vậy, một hôm có một nhà thiên văn đến và bảo nó là hòn dá rơi từ trên trời xuống. Sau đó mọi người đều cảm thấy xấu hổ,nuối tiếc đồng thời cảm thấy cái vĩ đại của hòn đá. Tác phẩm cho chúng ta thấy không được trông bề ngoài mà đánh giá bản chất của một vật. Điều đó cũng tương tự như khi đánh giá một người.
Ban đầu nó là hòn đá vừa xù xì, xấu xí, tai quái lại vừa vô dụng nên chẳng ai ưa nó cả. Dùng nó để xây tường cũng không được vì nó không có hình thù gì, không bằng phẳng, không góc cạnh, chẳng bằng ra bờ sông vác đá mang về còn tốt hơn. Ngay cả dùng để lát bậc lên xuống cũng không ai dùng đến nó. Rồi sau đó có bác thợ đá đục chiếc cối cũng lắc đầu chê chất đá mịn quá không dùng được. Nó nằm lặng lẽ mặc cho cỏ dại, dây leo rêu xanh mọc trên người. Bọn trẻ cũng ghét nó nhưng cũng đành kệ nó nằm chết gí. Mọi người ai cũng đều ghét bỏ, mắng chê hòn đá tai quái này. Tác giả đã dùng những dẫn chứng cụ thể để nói về sự vô ích của hòn đá, những hình ảnh xấu xí để miêu tả nó. Nhưng sau đó mọi người đều lấy làm ngạc nhiên khi có một nhà thiên văn nhận định nó là một hòn đá rơi từ vũ trụ xuống từ mấy trăm năm trước.Đây la chi tiết dẫn dắt câu chuyện, có ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả câu chuyện. Hòn đá này đã từng đem lại cho tổ tiên chúng ta ánh sáng, đã từng vá trời. Điều đó khiến cho mọi người ai nấy đều ngưỡng mộ, thán phục những gì mà hòn đá đã trải qua. Đồng thời cũng cảm thấy xấu hổ vì trước giờ luôn khinh chê, mắng nó là vô dụng. Nó lâý xấu làm đẹp,xấu đến tận cùng là đẹp đến tận cùng. Hòn đá đã sống một cách vĩ đại, âm thầm và không sợ hiểu lầm.
Tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh hòn đá thật vĩ đại nhưng cũng thật đời thường bằng nghệ thuật tương phản, cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý. Ngoài ra tác giả cũng rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một vật vô tri vô giác và lựa chọn ngôi kể làm tăng tính khách quan của câu chuyện, đem đến cho mọi người nhiều xúc động về sự vĩ đại của hòn đá.
Tác giả đã rất sáng tạo khi sử dụng hình ảnh một hòn đá để nêu lên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Tác phẩm giúp cho chúng ta nhận ra một bài học quí giá: không được trông bề ngoài mà đánh giá bản chất của một vật hay phẩm chất của một con người. Đây có lẽ là bài học mà mọi người qua mọi thế hệ đều có thể áp dụng.
Tác phẩm “Hòn đá xù xì” đã cho chúng ta một bài học quí báu để chúng ta có thể áp dụng trên đường đời. Những thứ tưởng như vô dụng có thể là những thứ mà chẳng ai có thể ngờ đến. Đó cũng là những gì mà tác giả muốn gửi đến cho chúng ta.



Con phải phấn đấu luôn luôn

Lớp: 10A1-36
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về ý nghiã xã hội được đề cập đến trong đoạn văn dưới đây:
“Cố lên. Con ơi. Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ làm tên lính hèn nhát”
Trích “ Học đường “ trong “ Tâm hồn cao thượng “ , EDMON DE AMICIS – Hà Anh dịch
Bài làm

Chúng ta đang sống ở thế ki 21, một thế kỉ hòa bình, một thế kỉ văn minh hiện đại. Để đạt được thành công này mỗi con người chúng ta phải tự đặt mình vào vị trí của một người chiến sĩ như tác giả EDMON DE AMICIS đã viết “Cố lên. Con ơi. Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ làm tên lính hèn nhát”
Một người chiến sĩ giỏi trong thời chiến cần có lòng dũng cảm tính can đảm khi ra trận. Khi đối mặt với kẻ thù người chiến sĩ phải tự sáng tạo cho mình 1 loại vũ khí tuy thô sơ nhưng vẫn chiến thắng được kẻ thù. Ngày nay chúng ta không phải chiến đâu với kẻ thù nhưng chúng ta phải chiến đấu với muôn vàn cái xấu trong xã hội như là giặc đói, giặc dốt, ... . Để ngăn chặn điều này chúng ta phải luôn luôn phấn đấu học hỏi không ngừng như Bác Hồ đã dạy:”Học, học nữa, học mãi”. Kiến thức đối với con người là vô tận, kiến thức như một loại vũ khí tối tân nhất để chugn1 ta có thể đánh bại “ Mọi kẻ thù”, để có được kiến thức thì chúng ta có thể học qua thầy cô, bạn bè, sách vở,... .Chúng ta cần phải áp dụng kiến thức đã học và đời sống thưc tế hằng ngày để có thể giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần làm cho xã hội phát triển. Nhưng chúng ta cần phải có nề nếp, đạo đức tốt để chiến thắng được sự cám dỗ đồng tiền, ham muốn vật chất, của những thú vui tiêu khiển.
Mỗi con người đều có những ham muốn riêng của cá nhân, nhưng không thể vì những ham muốn mà làm xấu đi hình ảnh của bản thân, gia đình, đất nước. Chúng ta phải biết hi sinh những ham muốn nho nhoi đó để đạt được những ước muốn to lớn hơn. Có thể hôm nay chúng ta thất bại, nhưng với sự kiên nhẫn, quyết tâm phấn đấu, dũng cảm vượt qua mọi sự khó khăn, rào cản thì sự thành công sẽ nằm ở tương lai rất gần. Tuy thế giới đang hòa bình nhưng vẫn có những thế  lực ngầm âm mưu xâm lược chia rẽ đất nước một cách tinh vi như trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã đưa giàn khoan 981 vào khai thác tại quần đảo Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam, chúng ta đã khôn khéo sử dụng chiến lực trí tuệ cho hòa bình chứ không dùng sức mạnh của vũ khí thì chúng ta đã không ngăn chặn kịp thời  hành động sai trái này. Đây cũng là minh chứng cho thấy trí tuệ là vũ khí tối ưu, hiệu quả nhất.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, chúng ta rất cần những  người tiên phong trong mọi lĩnh lực công, nông, ngư nghiệp. Những người có trình độ tri thức và đạo dức sẽ giúp đất nước ta sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Nếu như chúng ta không liên tục cập nhật tri thức thì sẽ trở nên tụt, lạc hậu. Xã hội càng ngày càng phát triển thì nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống mỗi con người ngày càng tăng. Nếu như chúng ta tự mãn khi đã chế tạo thành công một thứ gì đó, chìm đắm trong sự thành công đã đạt được ngủ quên trên chiến thắng không lo đầu tư cao hơn phát triển rộng hơn thì chúng ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu của phát triển của xã hội.
Khi đứng trước kẻ thù mà chúng ta sơ hãi giơ tay đầu hàng chắc chắn chúng ta sẽ lãnh hậu quả “ đen tối”. Nếu chúng ta can đảm chống trả thì chúng ta sẽ có cơ hội “tươi sáng “ hơn. Cũng như chúng ta chỉ mới thất bại lần một, lần hai đã nản lòng bỏ cuộc buông xuôi thì chúng ta sẽ không có cơ hội thành công ở lần ba và phát triển ở lần bốn. Và tục ngữ đã có câu:”Thất bại là mẹ của thành công”. Thật đúng vậy nhà bác học Ê-đi-xơn khi sáng tạo ra bình ắc quy đã phải tiến hành hơn 50000 thí nghiệm trong suốt mười năm trời. Nếu ông hèn nhát bỏ cuộc thì chắc bây giờ chúng ta đã không có những phương tiện, sản phẩm hiện đại để sử dụng.
Chúng ta cần phải đặt mục tiêu riêng cho bản thân là trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Để đạt được điều này chúng ta phải tự rèn luyện đạo đức tốt, chăm chỉ học tập, liên tục tìm tòi và cập nhật những thông tin, những kiến thức hay, bổ ích. Kiên quyết bài trừ những thói hư, tật xấu,  dũng cảm vượt qua những sai phạm, những cám dỗ của sự giàu sang bất chính. Có như vậy chúng ta mới có thể thành công trong cuộc sống để góp phần phát triển cho đất nước. Và quan niệm sống của em là:
    Muốn biết phải học
    Muốn giỏi phải làm
    Muốn hiểu phải nghe
    Muốn đúng phải hỏi