Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Tài liệu về Giáo dục hướng nghiệp và Nghề THPT của BGD (2014-2015)

Tài liệu đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học

12:56 31/12/2014Tải tệp đính kèm
Tài liệu đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học
Chương trình Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp được thực hiện ở lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 10, 11 và 12 cấp trung học phổ thông trong nhiều năm qua. Mục tiêu chung của hoạt động này nhằm phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề nghiệp. Thông qua Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực nghề nghiệp mà xã hội đang có nhu cầu về nhân lực.
Trên cơ sở nội dung của Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) biên soạn một số tài liệu nhằm hỗ trợ giáo viên dạy tại các trường phổ thông có tư liệu tham khảo trong quá trình tổ chức dạy học trong nhà trường. Tài liệu đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Giáo dục và đào tạo thẩm định về nội dung và đã được thực hiện tại 02 tỉnh Nghệ An, Quảng Nam.
Việc biên soạn tài liệu có thể còn có những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ tốt hơn nữa việc tổ chức dạy học của giáo viên trong nhà trường. 
Trân trọng cảm ơn.

Chủ đề: Văn nghị luận hiện đại - Lớp11

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
 "NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI LỚP 11"
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Phần đọc-hiểu tác phẩm nghị luận hiện đại Việt Nam
·        Chuẩn kiến thức kĩ năng
-         Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc đoạn trích ( Luân lí xã hội ở nước ta – Phan Bội Châu, Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng cho các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh, Một thời đại trong thi ca -  Hoài Thanh)  trong chủ đề.
-         Hiểu một số đặc điểm cơ bản của văn nghị luận hiện đại Việt Nam.
-         Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích nghị luận hiện đại.
-         Vận dụng những hiểu biết về tác phẩm nghị luận vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình.
Từ đó học sinh hình thành các năng lực:
          + Thu thập thong tin liên quan đến văn bản.
+ Giải quyết những tình huống liên quan đến văn bản.
+ Năng lực đọc - hiểu tác phẩm, đoạn trích  theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về ý nghĩa văn bản.
+ Năng lực hợp tác, trao đổi thảo luận về nội dung nghệ thuật của văn bản.

Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “ Nghị luận hiện đại lớp 11” theo định hướng năng lực.

I. Phần Đọc - hiểu

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật) về tác phẩm hoặc đoạn trích (xuất sứ, hoàn cảnh ra đời).

Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để miêu tả nội dung, lý giải nội dung, nghệ thuật.
Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
Nhận ra vấn đề cần nghị luận xuất phát từ nhu cầu nào.
- Hiểu được xuất xứ, đặc điểm cơ bản của văn nghị luận để tóm lược các luận điểm và mối liên hệ giữa chúng.
Vận dụng  hiểu biết về xuất xứ, đặc điểm để phân tích lý giải các mạch lập luận của đoạn trích.
Từ  xuất xứ,đặc điểm, Xác định được con đường phân tích lý giải một văn bản .
Nhận diện được các luận điểm
- Hiểu được ảnh hưởng của giọng lập luận của tác giả đối với nội dung đoạn trích.
Khái quát về phong cách nghệ thuật của nhà văn thông qua đoạn trích.
- Từ nét chính về tác giả, vận dụng vào phân tích các  luận điểm và mối liên hệ giữa chúng.
Phát hiện các luận điểm qua giọng điệu, từ ngữ....
Lý giải luận điểm và mối liên hệ giữa chúng.
Đánh giá giá trị của tác phẩm, đoạn trích qua việc  phân tích luận điểm và mối liên hệ giữa chúng.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đối với sự đổi mới thể loạivăn nghị luận.
- So sánh với những đặc trưng của văn nghị luận.


Đọc với giọng chia sẻ, giãi bày, giàu cảm xúc…
Đọc sáng tạo và đọc nghệ thuật.


Câu hỏi/ bài tập minh họa
Đoạn trích: “ Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh

I. Phần Đọc – hiểu

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

- Anh/ chị hiểu biết gì về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hoài Thanh
- Xuất xứ đoạn trích.
- Khái niệm văn nghị luận.

- Tác phẩm nghị luận về vấn đề nào.
- Phương diện so  sánh thơ mới và thơ cũ
- Anh/ chị nhận xét gì về nghệ thuật lập luận trong đoạn trích?
- Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Phân tích bi kịchcủa thời đại cái tôi là gì. Qua đó, anh/ chị có  cách đánh  giá như thế nào về vai trò của các nhà thơ mới.
- Giá trị nghệ thuật của đoạn trích.



CÂU HỎI NHẬN BIẾT
1.     Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hoài Thanh?
2.     Nêu xuất xứ của đoạn trích?
        3.Thế nào là thể loại văn nghị luận ?
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
1. Em hiểu thế  nào là tinh thần thơ mới?

         2. Tác giả so sánh tinh thần thơ mới và thơ cũ ở phương diện nào?
CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
        1. Tác giả đã vạch ra con đường, cách thức nào để đi tìm con đường thơ mới? Việc xác định này có quan trọng không? Vì sao?.
      2.Tinh thần thơ mới theo quan điểm của Hoài Thanh là gì? Hành trình xuất
hiện và đến với bạn đọc ra sao?.
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
1.     Từ bài viết của Hoài Thanh , có thể thấy bi kịch của thời đại cái tôi là gì?
Em có cách đánh giá như thế nào đối với các nhà thơ mới?.
     2.Nghệ thuật phê bình tinh tế, tài hoa của Hoài Thanh được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?.





KT 90 phút: Truyện hiện đại VN - Lớp 12

                                                         ĐỀ BÀI
            I. Đọc – hiểu (4 điểm):
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả?
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
4. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
II. Tự luận (6 điểm):
         Anh/ chị hãy phân tích hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, anh/ chị có suy nghĩ gì về việc bảo vệ môi trường sống hiện nay.