Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Văn thuyết minh và Nghị luận

ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9
CHỦ ĐỀ: TẬP LÀM VĂN THUYẾT MINH VÀ NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Đánh giá kết quả việc học văn bản thuyết minh và nghị luận có kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố: miêu tả,biểu cảm…qua việc học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và thực hành viết đoạn văn, bài văn.
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức : Trắc nghiệm + Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra : cho học sinh làm bài kiểm tra trong 90 phút.
C. THIẾT KẾ MA TRẬN:


Mức độ



Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

     Cộng

TN

TL

TN

TL


Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Kiểu văn bản Thuyết minh
- Nhớ tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản.
-Nhớ các phương pháp thuyết minh.
- Nhận biết kiểu văn bản.


-Xác định phương pháp thuyết minh trong đoạn văn.




Số câu
Số điểm

3,5
1


1
0.75




4,5
1.75         
Kiểu văn bản Nghị luận
-Nhớ kiểu văn bản.
-Nhớ khái niệm Luận điểm.
-Nhớ đặc điểm văn bản.



-Xác định   kiểu nghị luận của đoạn văn.
-Xác định nội dung đoạn văn.
-Chỉ ra cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
-Xác định phép liên kết câu trong đoạn.

-Sắp xếp các câu văn để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Nêu suy nghĩ về một nhận định.

Số câu
Số điểm
2,5 
0.75

4
1

1
2
5
8.5
8.75
-Tổng số câu
-Tổng số điểm

6

1.75
5

                    1.75
2

                 7
13

10
Tỉ lệ %
30%
70%
100%
D. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN:
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 đ): Đọc kỹ các câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu. Câu 5 đạt 0.5 đ, các câu còn lại đạt mỗi câu 0.25 đ.
1.Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
A. Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
B. Làm nổi bật đối tượng thuyết minh,giúp văn bản sinh động.
C. Gây hứng thú cho người đọc,tăng tính triết lý cho văn bản.
D. Giúp văn bản thuyết minh thêm sinh động, tạo cảm xúc cho người đọc.
2. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ và đúng nhất các phương pháp thuyết minh ?
A.Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu,phương pháp so sánh, phương pháp phân loại phân tích.
B.Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp lập luận, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu,phương pháp so sánh, phương pháp phân loại phân tích.
C.Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, phương pháp diễn dịch, phương pháp dùng số liệu,phương pháp so sánh, phương pháp phân loại phân tích.
D.Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu,phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp.
3. Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh là :
A. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật.
B. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
C. Gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
D. Giúp bài văn thuyết minh thêm hấp dẫn.
4. Đoạn văn sau đây sử dụng phương pháp thuyết minhnào ?
        “ Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân dừa làm máng, lá làm tranh,cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…”
A.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
B.Phương pháp liệt kê.
C.Phương pháp nêu ví dụ.
D.Phương pháp dùng số liệu.
5. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp (0,5 đ)
A( Tên văn bản)
B( Kiểu văn bản)
Nối A với B
1.Hạ Long đá và nước.
a. Miêu tả
1…….
2.Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
b. Thuyết minh
2…….

c. Nghị luận

6. Bài văn nghị luận phải đảm bảo đặc điểm nào sau đây ?
A. Có luận cứ, lập luận, cảm xúc.
B. Có luận điểm, sự việc, nhân vật, cảm xúc.
C. Có luận điểm, luận cứ, lập luận.
D. Có luận điểm, lập luận.
7.Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (…….) dưới đây để hoàn chỉnh một khái niệm.
……………..của bài văn nghị luận là tư tưởng, ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó.
                  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 8,9,10,11.
        Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
8. Đoạn văn trên thuộc kiểu nghị luận về tư tưởng, đạo lý, đúng hay sai ?
A. Đúng                                      B. Sai
9. Đoạn văn trên trình bày nội dunggì ?
A. Trình bày thực trạng của bệnh lề mề.
B. Trình bày nguyên nhân của bệnh lề mề.
C. Trình bày tác hại của bệnh lề mề.
D.Đề xuất, các giải pháp khắc phục bệnh lề mề.
10. Xác định cách trình bày nội dung trong đoạn văn ?
A. Diễn dịch                   B. Quy nạp     
C. Song hành                  D. Cả diễn dịch vàquy nạp
11.Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng nhữngphép liên kết nào sau đây:
        A. Phép lặp và phép nối                 C.Phép lặp và phép thế
        B. Phép thế và phép liên tưởng      D.Phép nối và phép thế

II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 đ)
1.   Cho những câu văn dưới đây, em hãy sắp xếp thành một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh và cho biết đoạn văn em vừa hoàn thành trình bày theo cách nào?Tại sao?( 2 đ)
a.    Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao.
b.   Có đọc văn thơ mới biết trăng là một cái gì đẹp và quý lắm.
c.    Trăng tỏa mộng xuống trần gian.
d.   Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
e.    Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khát khao, ngụp lặn.

2.   Báo điện tử Giáo dục Việt Nam  đã đưa tin: Ngày 4/12/2013 , một xe tải chở 1.500 thùng bia từ TP.HCM ra Phan  Thiết , khi đến vòng xoay Tam Hiệp ( TP. Biên Hòa), bất ngờ tai nạn khiến cho cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra “ hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc, van xin.
Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu lên suy nghĩ của mình về vụ việc trên. Từ đó, em nhận thức và hướng hành động như thế nào trước lối sống vô cảm của một số người trong xã hội hiện nay?
E. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Câu
Nội dung
Điểm

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1
A. Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

2
A.Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu,phương pháp so sánh, phương pháp phân loại phân tích.

3
B. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

4
B.Phương pháp liệt kê.

5
1-b            2-c

6
C. Có luận điểm, luận cứ, lập luận.

7
Luận điểm

8
A. Đúng

9
B. Trình bày nguyên nhân của bệnh lề mề.

10
A. Diễn dịch

11
C.Phép lặp và phép thế


PHẦN TỰ LUẬN


I. Yêu cầu chung:
- Biết làm bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với các yếu tố đặc trưng của kiểu bài: đánh giá về một biểu hiện của một trong những hiện tượng xã hội với các luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực. Qua đó, đề xuất được những ý kiến sâu sắc của bản thân, thuyết phục được người nghe, xác lập một quan niệm đúng đắn cho mọi người.
- Yêu cầu nội dung: Cần nêu được các khía cạnh, bình diện của hiện tượng và gợi được sự đồng cảm với người đọc.
- Về hình thức: Bài viết có hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, đúng chính tả. Vận dụng hai phép lập luận Phân tích và Tổng hợp phù hợp, nhuần nhuyễn có hiệu quả.


II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề: Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn là một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bên cạnh nhiều hành động thể hiện nét đẹp văn hóa đó thì hiện nay trong xã hội vẫn còn tồn tại những con người có lối sống vô cảm, thờ ơ trước những nỗi đau của người khác. Đỉnh điểm là vụ việc “ hôi bia” diễn ra vào ngày 4 tháng 12 tại vòng xoay Tam Hiệp ( Biên Hòa, Đồng Nai) mà báo giáo dục Việt Nam đã đưa tin.
2. Thân bài:
a. Nêu những hành vi cụ thể :
- Khi sự cố giao thông xảy ra, chiếc xe bị nghiêng và toàn bộ số bia trên xe đổ xuống đường, văng vãi khắp nơi.
- Đám đông người đi đường lập tức dừng lại và nhanh chóng chạy ùa vào cướp bia, họ khuôn từ những thùng còn nguyên đến những lon bia đã bị văng vãi ra khắp đường. Họ đựng vào tất cả những vật dụng mang theo với thái độ hả hê, vui sướng, y như đó là “ của trời cho từ trên trời rơi xuống”.
- Không những thế, họ còn thông tin đến những người thân ở nhà. Thế là chỉ trong thời gian ngắn, xe cộ lũ lượt khắp nơi kéo đến, họ nhanh chóng nhặt nhạnh tất cả những thùng, những lon…Họ chất đầy trên những xe ba gác, xe máy, xe đạp…Họ nhét  đầy các giỏ xách, túi áo, giỏ xe, cốp xe, thùng xe…Thậm chí có người cởi cả nón, áo khoác ngoài để đựng bia.
- Khi lực lượng chức năng có mặt để ngăn cản, họ bất chấp cả luật pháp, bất chấp những lời van xin thống thiết của tài xế xe nghèo khổ – anh Nguyễn Văn Hậu, họ cứ xông vào “ hôi của”. Lúc ấy, lực lượng chức năng bất lực, tài xế xe hoảng loạn, gào khóc trong sự tuyệt vọng. Có người còn hung hăng chửi bới và đòi đánh tài xế cũng như lực lượng trật tự vì “ dám ngăn cản công việc của họ”.
b. Đánh giá những hoạt động trên : khen/chê, đồng tình, ủng hộ/ phản đối….( nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân)
- Đây là một hành động xuất phát từ lối sống vô cảm , ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà quên đi nỗi đau của người khác. Họ là những con người vô ý thức, vô nhân đạo, không tuân theo pháp luật. Đó là một hành động xấu xa,đáng lên án và bài trừ .
c. Tác hại của những hành vi đó:
- Đối với người bị hại: tài xế phải đối mặt với một khoản tiền đền bù khổng lồ cho công ty ( ước tính trên 300 triệu), đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc, trong khi bản thân anh đang gặp rất nhiều khó khăn: vợ mới sinh con nhỏ, ở nhà thuê, một mình anh phải lo kinh tế cho cả nhà.
- Đối với trật tự an toàn giao thông : khi người dân xông vào “ hôi của” sẽ làm tắc nghẽn giao thông, mất trật tự an toàn giao thông, có thể gây nguy hiểm cho người qua lại.
- Đối với uy tín của địa phương, thuần phong mĩ tục của dân tộc: những hành động của người dân như trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của địa phương Đồng Nai nói riêng cũng như làm ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trước dư luận trong và ngoài nước.
- Đối với bản thân những người tham gia “ hôi của” : chỉ vì hành động tham lam, chính họ tự làm mất đi uy tín, danh dự nhân phẩm của họ; làm gương xấu, gương mù cho con cháu, khiến con cháu họ có cái nhìn sai lệch về người lớn, chúng sẽ coi thường hoặc bắt chước người lớn … Khiến cho mọi giá trị đạo đức trong xã hội bị đảo lộn và ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
d. Biện pháp xử lý :
- Học sinh nêu ra những biện pháp cụ thể theo suy nghĩ cá nhân và nhận thức về pháp luật hiện tại như: xử lý nghiêm minh những hành động trên để làm gương cho kẻ khác; bắt buộc những người vi phạm đền bù số tiền theo giá trị số tài sản mà mình “hôi” được; có thể phạt tù, cảnh cáo tùy theo mức độ vi phạm; họp tổ dân phố để phê bình, giáo dục đối với các cá nhân vi phạm…
3. Kết bài :Kết luận vấn đề, đề ra hướng hành động.
        Từ vụ việc trên cũng như biết bao nhiêu vụ việc tương tự đã xảy ra chúng ta thấy vô cảm là một lối sống đã và đang tồn tại trong xã hội hiện nay, nhất là đối với giới trẻ.Họ thờ ơ,không quan tâm đến nỗi đau khổ,bất hạnh của người khác,trước những chuyện xấu xa trong xã hội.Đây là một lối sống ích kỷ,đi ngược lại với truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của nhân dân ta.Là một công dân nói chung, một người dân Đồng Nai nói riêng chúng ta hãy lên án những kẻ chỉ biết dửng dưng trước những điều xấu xa trong xã hội, thờ ơ trước những nỗi bất hạnh của con người; đồng thời biết chia sẻ với nỗi đau của người khác.Đó là một lối sống đẹp mà mỗi chúng ta, nhất là các bạn trẻ cần hướng tới.( Học sinh cần đề ra hướng hành động cụ thể của bản thân)


III. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Biết vận dụng các phép lập luận phù hợp, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không sai chính tả.
- Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, nắm được yêu cầu của đề, vận dụng các phép lập luận chưa hợp lí lắm. Bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa thật tốt (còn lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp), còn sai chính tả.
- Chưa nắm được yêu cầu của đề, chưa biết cách tổ chức bài viết cho hợp lý, chưa biết vận dụng các phép lập luận. Bố cục không rõ ràng, diễn đạt chưa thật tốt (còn lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp), còn sai chính tả.
- Hiểu sai yêu cầu, lạc đề.
* Cần linh hoạt cho điểm đối với những bài diễn đạt tốt, có sáng.

5 đ


3-4.5đ




1-2.5 đ




0 đ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét