Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

THƠ VNHĐ 1945 – 1975


NHẬN BIẾT
Câu 1: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
                                      Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
                                                                         (Việt Bắc- Tố Hữu)
a.     Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
b.     Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm?
Câu 4: Đoạn thơ sau sử dụng phép tu từ ngữ âm nào?
“   Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                                  Heo hút cồn mây súng ngửi trời
          Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
                                 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
                                        ( Tây Tiến – Quang Dũng)
Câu 5: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
          Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
         Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

a.     Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
b.     Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên?


THÔNG HIỂU
Câu 1: Em hãy cho biết cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 2: 
“Trong anh và em hôm nay
   Đều có một phần Đất Nước”
        Hai câu thơ trên trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm  chuyển tải nội dung gì?
Câu 3:                          
                                     Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
                                                 (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
         Hai câu thơ trên đã khái quát quy luật tình cảm nào của con người?
Câu 5:
 a. Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
                                        Dữ dội và dịu êm
                                       Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
                                      Sóng tìm ra tận bể
                                                      (Sóng- Xuân Quỳnh)
A.   Phép đối, ẩn dụ nhân hóa
B.   Phép lặp
C.   Hoán dụ
D.   So sánh
b. Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng và đủ nhất trong các câu trả lời sau:
Bài Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện:
A.   Thiên nhiên hung vĩ tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc.
B.   Khúc tình ca về cách mạng và con người kháng chiến.
C.   Khúc hùng ca và tình ca cách mạng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
D.   Tình cảm gắn bó keo sơn của các chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc, quần chúng với lãnh tu.
 

VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Em hãy phát hiện sự sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu khi sử dụng đại từ “mình”, “ta” trong đoạn trích Việt Bắc?
Câu 2: Em hãy nhận xét về cách sử dụng chất liệu dân gian của tác giả Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích Đất nước?
Câu 3: Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                               Heo hút cồn mây súng ngửi trời
      Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
                              Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
                                                       (Tây Tiến – Quang Dũng)
Câu 4: Em hãy ghi lại những cảm xúc của mình khi đọc đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
                                       Ôi con sóng nhớ bờ
  Ngày đêm không ngủ được
                                       Lòng em nhớ đến anh
                                       Cả trong mơ còn thức”
                                                    (Sóng - Xuân Quỳnh)
Câu 5: Vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ ở đoạn thơ sau:
“ Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
                                Tôi nhớ những ngày thu đã xa
  Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
                                Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
                               Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
                                                                  (Đất Nước – Nguyễn Đình Thi)
CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP

1. Dấu ấn về cuộc đời Quang Dũng thể hiện qua bài thơ?
2. Hãy làm sáng tỏ phong cách thơ Quang Dũng thể hiện trong bài thơ?
3.Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chi phối như thế nào đến nội dung của tác phẩm?
4. Tại sao điểm kết trong mạch hồi tưởng của Quang Dũng lại là hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến?
5. Phân tích sự liên kết mạch cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình?
6. Phân tích ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật đối với việc thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?
7. Nhận xét tác dụng của cách gieo vần “ơi” ở cuối mỗi dòng thơ?
8. Nhận xét bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và con đường hành quân của người lính Tây Tiến?
9. Phân tích hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
10. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng bút pháp lãng mạn khi miêu tả nỗi nhớ về tình quân dân?
11. Khái quát vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến?
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Em hãy so sánh hình ảnh đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và  đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
Câu 2:Cảm nhận vẻ đẹp của tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh qua lời tâm sự của nữ sĩ ở đoạn thơ dưới đây. Từ đó phát biểu quan niệm của em về tình yêu đẹp trong thời đại ngày nay.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
                                                           (Sóng – Xuân Quỳnh)
Câu 3:  Những cảm xúc, suy tư của tác giả về đất nước đau thương mà anh hùng trong chiến tranh thể hiện ở phần cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Câu 4: Hình tượng người lính trong thơ ca cách mạng 1945-1975.
Câu 5: Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét