Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Đề mở

28.10.2015
TTO - Cư dân mạng đang truyền tay nhau đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 12 của Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPHCM.  
Đề kiểm tra văn đang được chia sẻ trên mạng
Đề kiểm tra văn đang được chia sẻ trên mạng
Đề thi được nhiều bạn trẻ khen hay, tạo cảm hứng và khơi đúng nỗi lòng của học sinh.
Phần Làm văn có 2 câu, câu 1 dành cho học sinh ban cơ bản: “Ngôn ngữ tuổi mới lớn (ngôn ngữ “chat”) đang được giới trẻ tôn vinh vào hàng… sành điệu. Nhưng càng “sành điệu” bao nhiêu thì tiếng Việt lại càng bị “bám bụi” bấy nhiêu…
(Trích “Choáng” với ngôn ngữ tuổi mới lớn”, Nguyễn Toàn, Sài Gòn online)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 dành cho những học sinh học ban nâng cao: “…Tình cảm gia đình bình dị thời nào cũng khiến người ta rơi lệ: Cảnh ba mẹ Thiều vét vá cháo cuối cùng nhường cho các con khi cả nhà ngồi tum hum trên bộ ván ngày bão ngập nhà chắc hẳn sẽ theo suốt cuộc đời những đứa trẻ này…Có lẽ vì thế, dù mới công chiếu ra rạp nhưng bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã thu hút một lượng lớn khán giả đến xem…”
(Theo “Giới trẻ Hà Thành xếp hàng xem phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Tài Linh, laodong.com.vn)
Từ bản tin trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi người, đặc biệt là giới trẻ trong xã hội hiện nay.
Tác giả đề Văn trên là cô giáo Nguyễn Ái Trà My - giáo viên môn Văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân.
Cô My nói với TT: “Tiêu chí ra đề kiểm tra của tôi là nội dung đề phải có tính thời sự, nhất là đề Văn nghị luận xã hội: nhất thiết phải là những vấn đề gần gũi với cuộc sống của học sinh. Đề Văn nghị luận xã hội không chỉ tạo cơ hội để học sinh thể hiện quan điểm, cách suy nghĩ, nhìn nhận của  mình về cuộc sống mà còn mang ý nghĩa tác động để các em sống tốt hơn”.
Cô My cho biết sở dĩ cô chọn nội dung về ngôn ngữ “chat” là vì nhiều em học sinh sử dụng quá nhiều loại ngôn ngữ này trong bài kiểm tra của mình: “Ngay cả khi các em nhắn tin cho tôi, có nhiều câu tôi cũng không hiểu. Cô - trò trao đổi với nhau bằng tiếng Việt mà phải dịch nghĩa một hồi mới hiểu được nội dung”.
Riêng câu hỏi về tình cảm gia đình, cô My giải thích rằng nó bắt nguồn từ thực tế đáng buồn hiện nay: “Giềng mối gia đình lỏng lẻo, giới trẻ thích được tự do như phương Tây, cộng với áp lực học hành đã cuốn các em đi. Một số em không thích dự bữa cơm gia đình, không thích nói chuyện với cha mẹ, coi thường giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình… Nhân thời điểm bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đang “hot”, tôi ra đề này để các em học sinh có dịp nhìn lại mình và cách cư xử của mình”.
Cũng theo cô My, đây là đề kiểm tra tập trung của trường (có rọc phách trước khi giáo viên chấm tập trung) nên mặc dù các giáo viên vừa chấm xong nhưng chưa lên điểm: “Tôi cũng tham gia chấm một số bài thì thấy học sinh viết khá cảm xúc, cũng có em đạt được 9 điểm.
Ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, trước mỗi kỳ kiểm tra mỗi giáo viên trong tổ Văn sẽ ra một đề. Sau đó ban giám hiệu nhà trường và giáo viên tổ trưởng Tổ Văn sẽ chọn một trong các đề ấy làm đề chính thức.
HOÀNG HƯƠNG

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Giúp học sinh nhận biết, sử dụng hiệu quả phép tu từ nhân hóa

GD&TĐ - Vì là nội dung mới nên việc nhận biết và sử dụng hiệu quả phép tu từ nhân hóa là mội nội dung khó với học sinh lớp 3.

Chỉ ra hạn chế trong việc dạy học nội dung này, cô Phạm Thị Thu Hương - Giáo viên Trường tiểu học Hồ Tùng Mậu (Nam Định) – cho biết:
Nhiều học sinh lúng túng trong việc nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa. Mặt khác, do khả năng nhận thức mới ở mức độ đơn giản nên các em cảm nhận biện pháp tu từ này chưa tốt. Bản thân giáo viên, cũng lúng túng khi dạy học nội dung này.
Để khắc phục tình trạng trên, cô Phạm Thị Thu Hương cho rằng, trước hết, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân hóa, cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này.
Sau khi khái quát và củng cố cũng như khắc sâu kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa, giáo viên cần cho học sinh nắm vững và vận dụng ở các dạng phù hợp.
Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân hóa
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Nhân hoá có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người.
Ngoài nội dung cơ bản trên, theo cô Hương, giao viêncó thể nói thêm: Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người. Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hóa, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình
Nhân hóa là gọi hoặc tả về tính nết, hoạt động con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả người.
Về các cách nhân hóa, với nội dung dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật, trước hết giáo viên cho học sinh tập hợp những danh từ (sự vật) chỉ quan hệ thân thuộc của con người như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, thím, cậu, mợ, …
Sau đó, hướng dẫn học sinh nhận biết những danh từ (sự vật) chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong nhóm trên khi đi với một danh từ chỉ con vật, đồ vật, sự vật tự nhiên thì con vật, đồ vật, sự vật tự nhiên đó đã được nhân hóa.
Vơi cách dùng những từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người để chỉ hoạt động,đặc điểm của vật, giáo viên cho học sinh tập hợp những động từ chỉ hoạt động của con người, tập hợp những tính từ chỉ tính chất, trạng thái của con người; hướng dẫn học sinh những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người được gán cho đối tượng không phải là người thì đối tượng đó đã được nhân hóa.
Ngoài ra, còn có cách nhận hóa: Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người; các nhân vật, sự vật tự xưng.
Khắc sâu lý thuyết bằng các dạng bài tập phù hợp
Sau khi khái quát và củng cố cũng như khắc sâu kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa, cô Hương cho rằng, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững và vận dụng ở các dạng bài tập sau:
Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa: Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu qua đoạn văn, câu thơ, câu văn... trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó hiểu được nhân hóa là gì.
Dạng bài tập này có thể chia thành các bài tập nhỏ: Nhận diện (tìm) sự vật nhân hóa; tìm từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.
Dạng bài tập suy luận, phân tích: Đây là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, luôn sáng tạo cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp nhân hóa.
Dạng bài tập tạo lời: Với nội dung này, tạo lời không chỉ yêu cầu đúng mà còn yêu cầu hay. Để làm được điều đó ngoài việc nắm được thế nào là nhân hóa, các cách nhân hóa, học sing còn phải hiểu tác dụng của biện pháp nhân hóa, đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết rất nhiều về sự vật trong thế giới xung quanh.
Do đó có thể hiểu “tạo lời” là một hoạt động thể hiện rõ nhất tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Bởi tính phức tạp của nó nên bài tập “tạo lời” về nội dung nhân hóa được cấu tạo đơn giản, dể hiểu và có số lượng không nhiều.
Loại này phân thành các dạng nhỏ sau: Tìm những từ ngữ chỉ người, chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa; Sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn cho sinh động, gợi cảm; tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
3 bước tổ chức dạy học các dạng bài tập về tu từ nhân hóa.
Cô Hương cho biết, tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp 3 thông thường được thực hiện theo các trình tự:
Bước 1: Nhận diện bài tập. Một học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập, cả lớp vừa nghe vừa theo dõi bài tập trong sách giáo khoa để nhận diện ra hình ảnh nhân hóa, sự vật nhân hóa có trong câu văn, câu thơ.
Bước 2: Phân tích bài tập. Sau khi đã nhận ra hiện tượng hình ảnh nhân hóa có chứa trong câu văn câu thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích một trường hợp để tìm ra các yêu cầu của bài tập.
Bước 3: Hướng dẫn bài làm. Học sinh sau khi đã tìm ra được dạng bài thì tự phân tích để hiểu bài tập rồi trình bày bài làm theo ý hiểu của mỗi học sinh.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá kết quả của bài tập để các em nhớ lại một lần nữa kiến thức đã học. Để học sinh có thể tự đánh giá, giáo viên cần nêu các tiêu chuẩn để yêu cầu từng học sinh đánh giá bài mình hoặc bài của bạn theo chuẩn đã nêu…
Một số lưu ý quan trọng
Biện pháp tu từ nhân hóa không chỉ được dạy ở các bài trong phân môn Luyện từ và câu mà phải dạy khi học các môn khác có nội dung nhân hóa, trong cả giao tiếp thông thường. Phân môn thích hơp để tích hợp nội dung này là Tập đọc, Tập làm văn…
Tuy nhiên, cô Phạm Thị Thu Hương lưu ý, để việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp nhân hóa cho học ính đạt kết quả cao, giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa trong đặt câu, viết đoạn văn để dần dần nâng cao thành sử dụng một cách linh hoạt biện pháp này trong các bài văn miêu tả.
Khi chấm bài , giáo viên nên đọc và chữa lỗi một cách tỉ mỉ, cần gợi ý, hướng dẫn, gợi mở nhiều cách viết để học sinh lựa chọn cách viết phù hợp; hoặc lựa chọn những hình ảnh phù hợp trong câu văn, đoạn văn để học sinh khắc sâu hơn về cách sử dụng biện pháp này trong phân môn Luyện từ và câu.
Để học sinh hứng thú với việc học luyện từ và câu, bên cạnh đưa ra các dạng bài tập phong phú, phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh, giáo viên cũng cần tạo ra một môi trường học tập thân thiện, hấp dẫn, lôi cuốn để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
Hải Bình (ghi)

Ma trận đánh giá theo năng lực Lớp 9



ĐỀ THI MINH HỌA LỚP 9 - 120 phút
Câu 1(10 điểm)
1.1 (5,0 điểm): Hình ảnh sau gợi cho em nghĩ đến tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Hãy cho biết tác giả và xuất xứ của tác phẩm ấy.
 a. Mẹ hiền dạy con, Ôn Như Văn Ngọc và Trần Lê Nhân dịch từ Liệt nữ truyện của Trung Quốc.
 b.Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, trong Truyền kì mạn lục.
c.Nói với con của Y Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985.
d. Bếp lửa của Bằng Việt, trong Hương cây – Bếp lửa.
   1.2 (5,0 điểm): Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
 a. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim. Phẩm chất của người lính lái xe: Yêu nước.
 b. Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. Phẩm chất của người lính lái xe: dũng cảm, gan dạ.
 c. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng. Phẩm chất của người lính lái xe: lạc quan, yêu đời.
 d. Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.Phẩm chất của người lính lái xe: vui tươi, đoàn kết.
 Câu 2 (10 điểm)2.1 (5,0 điểm) Hãy kể tên một phương châm hội thoại đã học. Ghi lại một câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phương châm hội thoại ấy.
 2.2 (5,0 điểm) Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
 Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.  (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)
 Câu 3 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
 (…) “Đốt” thời gian trên “phây”

Vừa ra chơi, nhiều nhóm học sinh (HS) trường THPT X (TP.HCM) cùng tụm đầu vào những chiếc điện thoại cài ứng dụng “phây” (Facebook) để "tám" về một trạng thái nào đó được chia sẻ mà nhiều HS quan tâm. Họ cùng bàn luận, phân tích những nội dung, hình ảnh hay những comment (bình luận) mới vừa được đưa lên.
Có bạn còn tranh thủ luôn giờ nghỉ giải lao chỉ vài phút để đưa lên những trạng thái mới hoặc gửi đi phản hồi nào đó ngay trên điện thoại của mình. (…) Ngọc Tuyết cho biết, hôm nào lớp hoặc nhóm có hoạt động, sự kiện chung gì đổ lên Facebook thì nhiều bạn trong lớp đều thức rất khuya để cập nhật, phản hồi liên tục.
“Nhiều hôm em nhắc mình đúng 12 giờ là đi ngủ nhưng lại ráng thêm chút, gửi đi gửi lại thì đã đến 1 - 2 giờ sáng. Lên “phây” là cách “giết” thời gian hiệu nghiệm nhất, mỗi ngày em mất 3 - 4 giờ cho nó”, Tuyết bộc bạch. Không ít HS xem Facebook là nhật ký hàng ngày của mình nên mọi hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ đều cập nhật liên tục. Có em còn dành nhiều thời gian chăm sóc, tỉa tót, chú trọng đến từng bức ảnh, từng nét trang trí… để gây sự chú ý.
Phó hiệu trưởng một trường phổ thông ở Q.3, TPHCM cho hay, nếu cách đây vài năm có một bộ phận học trò đến lớp với tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, nằm rạp trên bàn vì nghiện game online thì bây giờ bộ phận này có thêm các em nghiện Facebook, kể cả HS giỏi. Dùng Facebook có thể không nguy hiểm như game online nhưng các em tham gia thiếu kiểm soát thì tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học và cũng không thích thú với các hoạt động xã hội.
Phải biết làm chủ bản thân
Nhiều phụ huynh đau đầu khi nhìn con mê mẩn “đốt” thời gian với Facebook. Có người phải dùng đến biện pháp mạnh như cắt tiền tiêu của con, cắt internet hay tìm đến các phần mềm ngăn chặn con vào Facebook.
Bà Lê Minh Hoa (chuyên viên đài 1080) cho hay bản thân bà gặp rất nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ cho rằng nghiện Facebook là điều không đáng lo ngại nhưng các bạn chưa biết cách làm chủ bản thân. Thường thì khi vào Facebook rồi các bạn dễ bị lôi cuốn theo và quên luôn thời gian nên cần trước hết phải chủ động cài báo thức, hoặc nhờ người thân nhắc nhở mình.
Không phủ nhận những tiện ích của Facebook trong việc chia sẻ, kết nối nhưng ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng Facebook là một "mê cung" có sức mê hoặc rất lớn mà nếu thiếu kiểm soát thì rất dễ bị lôi cuốn bởi những giá trị ảo. Khi người dùng thiếu tự chủ thì Facebook trở thành “kẻ cắp” thời gian, sức khỏe. Bởi thế, mỗi người phải biết đặt ra những quy tắc như mỗi ngày chỉ vào 1 hay 2 giờ đồng hồ trong khoảng thời gian nào đó nhất định để tạo thành một thói quen.
Đối với phụ huynh, theo các chuyên gia, việc cấm cản kịch liệt con dùng Facebook chưa phải là biện pháp phù hợp mà cần giúp con sử dụng đúng cách, đúng mức vì chúng có những tiện ích không thể phủ nhận. Phụ huynh cần có những quy ước với con trẻ như vào Facebook trong thời gian bao lâu, tránh những phát ngôn về chửi bới, nhục mạ hay bêu xấu người khác, biết chọn lọc những điều hay trên mạng xã hội… Nếu con vi phạm thì áp dụng những cách xử lý hay hình phạt nào để trẻ biết giới hạn của mình.
Đồng thời cha mẹ phải cùng con xây dựng những mục tiêu, công việc cụ thể trong học tập và cuộc sống thì khi đó dù có ham vui nhưng trẻ vẫn hiểu trách nhiệm với bản thân và cả mọi người xung quanh.
(Theo Hoài Nam – Báo Mực Tím online)
 3.1 Văn bản trên chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?
 3.2 Hãy chỉ ra một lí do lên facebook của các bạn trẻ trong văn bản trên.
 3.3 Theo bài viết, việc “nghiện” facebook đã gây ra những hậu quả gì?
 3.4 Giải pháp phù hợp mà cha mẹ nên có để giúp con mình không “nghiện” facebook là gì?
 3.5  Em học tập được gì sau khi đọc văn bản trên?
 Câu 4 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới“Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?".
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi".
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
(Mây và sóng, R.Ta-go, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, tr. 87)
 4.1 Chỉ ra một nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trên.
 4.2 Nêu nội dung của đoạn thơ trên.
 4.3 Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9 có cùng chủ đề với đoạn thơ trên.
 4.4 Chỉ ra sự khác nhau giữa cuộc vui của những người ở “trong sóng” và trò chơi do em bé tạo ra?
 4.5 Vì sao em bé trong bài thơ cho rằng trò chơi của mình hay hơn cả cuộc vui của những người ở “trong sóng”?
 Câu 5 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới. “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. (…) Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.
Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.”
(trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, tr.186)
 5.1 Đây là lời nhân vật anh thanh niên nói với ai, trong tình huống nào?
 5.2 Người kể chuyện trong văn bản tự sự trên là ai ?
 5.3 Phương thức trần thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
 5.4 Trong đoạn văn trên, nhân vật anh thanh niên bày tỏ thái độ xót xa, cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh của ai?
 5.5 Đoạn văn trên chủ yếu thể hiện phẩm chất gì của nhân vật anh thanh niên?
 Câu 6 (10 điểm) Hãy đặt nhan đề cho văn bản sau: Hai đứa trẻ nọ có một người cha nghèo khổ, thất học. Ông ấy chỉ biết bắt con mình làm việc vất vả mỗi ngày mà không nghĩ đến việc trao cho chúng cơ hội học hành để thoát khỏi cảnh sống hiện tại. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của hoàn cảnh đến con người" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong phong trào xóa mù chữ, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển.
Nhà tâm lý học hỏi hai người cùng một câu: “Tại sao anh trở thành người như thế?”
Thật bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: “Sống trong hoàn cảnh như vậy, đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.”.   (Sưu tầm từ Internet)
 Câu 7 (20 điểm)Có một "nghề" không bao giờ nghỉ lễ
Đó chính là "nghề" làm Cha Mẹ.
Hãy phụ giúp Người dù cánh tay nhỏ bé, dù túi tiền không đầy, dù cách xa hàng trăm kilômét ...
Vẫn luôn luôn có cách để Người vui.
 (trích từ Facebook của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
 Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ văn bản trên.
 Câu 8(20 điểm)“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, tr.70)
 Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về một nội dung hoặc nét nghệ thuật mà em yêu thích trong đoạn thơ trên.
--------------
Trần Tiến Thành - SGD TP.HCM

Đề thi minh hoạ: 120 phút theo định hướng phát triển năng lực

ĐỀ THI MINH HỌA LỚP 9 - 120 phút
Câu 1(10 điểm)
1.1 (5,0 điểm): Hình ảnh sau gợi cho em nghĩ đến tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Hãy cho biết tác giả và xuất xứ của tác phẩm ấy.
 a. Mẹ hiền dạy con, Ôn Như Văn Ngọc và Trần Lê Nhân dịch từ Liệt nữ truyện của Trung Quốc.
 b.Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, trong Truyền kì mạn lục.
c.Nói với con của Y Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985.
d. Bếp lửa của Bằng Việt, trong Hương cây – Bếp lửa.
   1.2 (5,0 điểm): Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
 a. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim. Phẩm chất của người lính lái xe: Yêu nước.
 b. Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. Phẩm chất của người lính lái xe: dũng cảm, gan dạ.
 c. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng. Phẩm chất của người lính lái xe: lạc quan, yêu đời.
 d. Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.Phẩm chất của người lính lái xe: vui tươi, đoàn kết.
 Câu 2 (10 điểm)2.1 (5,0 điểm) Hãy kể tên một phương châm hội thoại đã học. Ghi lại một câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phương châm hội thoại ấy.
 2.2 (5,0 điểm) Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
 Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.  (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)
 Câu 3 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
 (…) “Đốt” thời gian trên “phây”

Vừa ra chơi, nhiều nhóm học sinh (HS) trường THPT X (TP.HCM) cùng tụm đầu vào những chiếc điện thoại cài ứng dụng “phây” (Facebook) để "tám" về một trạng thái nào đó được chia sẻ mà nhiều HS quan tâm. Họ cùng bàn luận, phân tích những nội dung, hình ảnh hay những comment (bình luận) mới vừa được đưa lên.
Có bạn còn tranh thủ luôn giờ nghỉ giải lao chỉ vài phút để đưa lên những trạng thái mới hoặc gửi đi phản hồi nào đó ngay trên điện thoại của mình. (…) Ngọc Tuyết cho biết, hôm nào lớp hoặc nhóm có hoạt động, sự kiện chung gì đổ lên Facebook thì nhiều bạn trong lớp đều thức rất khuya để cập nhật, phản hồi liên tục.
“Nhiều hôm em nhắc mình đúng 12 giờ là đi ngủ nhưng lại ráng thêm chút, gửi đi gửi lại thì đã đến 1 - 2 giờ sáng. Lên “phây” là cách “giết” thời gian hiệu nghiệm nhất, mỗi ngày em mất 3 - 4 giờ cho nó”, Tuyết bộc bạch. Không ít HS xem Facebook là nhật ký hàng ngày của mình nên mọi hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ đều cập nhật liên tục. Có em còn dành nhiều thời gian chăm sóc, tỉa tót, chú trọng đến từng bức ảnh, từng nét trang trí… để gây sự chú ý.
Phó hiệu trưởng một trường phổ thông ở Q.3, TPHCM cho hay, nếu cách đây vài năm có một bộ phận học trò đến lớp với tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, nằm rạp trên bàn vì nghiện game online thì bây giờ bộ phận này có thêm các em nghiện Facebook, kể cả HS giỏi. Dùng Facebook có thể không nguy hiểm như game online nhưng các em tham gia thiếu kiểm soát thì tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học và cũng không thích thú với các hoạt động xã hội.
Phải biết làm chủ bản thân
Nhiều phụ huynh đau đầu khi nhìn con mê mẩn “đốt” thời gian với Facebook. Có người phải dùng đến biện pháp mạnh như cắt tiền tiêu của con, cắt internet hay tìm đến các phần mềm ngăn chặn con vào Facebook.
Bà Lê Minh Hoa (chuyên viên đài 1080) cho hay bản thân bà gặp rất nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ cho rằng nghiện Facebook là điều không đáng lo ngại nhưng các bạn chưa biết cách làm chủ bản thân. Thường thì khi vào Facebook rồi các bạn dễ bị lôi cuốn theo và quên luôn thời gian nên cần trước hết phải chủ động cài báo thức, hoặc nhờ người thân nhắc nhở mình.
Không phủ nhận những tiện ích của Facebook trong việc chia sẻ, kết nối nhưng ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng Facebook là một "mê cung" có sức mê hoặc rất lớn mà nếu thiếu kiểm soát thì rất dễ bị lôi cuốn bởi những giá trị ảo. Khi người dùng thiếu tự chủ thì Facebook trở thành “kẻ cắp” thời gian, sức khỏe. Bởi thế, mỗi người phải biết đặt ra những quy tắc như mỗi ngày chỉ vào 1 hay 2 giờ đồng hồ trong khoảng thời gian nào đó nhất định để tạo thành một thói quen.
Đối với phụ huynh, theo các chuyên gia, việc cấm cản kịch liệt con dùng Facebook chưa phải là biện pháp phù hợp mà cần giúp con sử dụng đúng cách, đúng mức vì chúng có những tiện ích không thể phủ nhận. Phụ huynh cần có những quy ước với con trẻ như vào Facebook trong thời gian bao lâu, tránh những phát ngôn về chửi bới, nhục mạ hay bêu xấu người khác, biết chọn lọc những điều hay trên mạng xã hội… Nếu con vi phạm thì áp dụng những cách xử lý hay hình phạt nào để trẻ biết giới hạn của mình.
Đồng thời cha mẹ phải cùng con xây dựng những mục tiêu, công việc cụ thể trong học tập và cuộc sống thì khi đó dù có ham vui nhưng trẻ vẫn hiểu trách nhiệm với bản thân và cả mọi người xung quanh.
(Theo Hoài Nam – Báo Mực Tím online)
 3.1 Văn bản trên chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?
 3.2 Hãy chỉ ra một lí do lên facebook của các bạn trẻ trong văn bản trên.
 3.3 Theo bài viết, việc “nghiện” facebook đã gây ra những hậu quả gì?
 3.4 Giải pháp phù hợp mà cha mẹ nên có để giúp con mình không “nghiện” facebook là gì?
 3.5  Em học tập được gì sau khi đọc văn bản trên?
 Câu 4 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới“Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?".
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi".
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
(Mây và sóng, R.Ta-go, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, tr. 87)
 4.1 Chỉ ra một nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trên.
 4.2 Nêu nội dung của đoạn thơ trên.
 4.3 Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9 có cùng chủ đề với đoạn thơ trên.
 4.4 Chỉ ra sự khác nhau giữa cuộc vui của những người ở “trong sóng” và trò chơi do em bé tạo ra?
 4.5 Vì sao em bé trong bài thơ cho rằng trò chơi của mình hay hơn cả cuộc vui của những người ở “trong sóng”?
 Câu 5 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới. “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. (…) Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.
Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.”
(trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, tr.186)
 5.1 Đây là lời nhân vật anh thanh niên nói với ai, trong tình huống nào?
 5.2 Người kể chuyện trong văn bản tự sự trên là ai ?
 5.3 Phương thức trần thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
 5.4 Trong đoạn văn trên, nhân vật anh thanh niên bày tỏ thái độ xót xa, cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh của ai?
 5.5 Đoạn văn trên chủ yếu thể hiện phẩm chất gì của nhân vật anh thanh niên?
 Câu 6 (10 điểm) Hãy đặt nhan đề cho văn bản sau: Hai đứa trẻ nọ có một người cha nghèo khổ, thất học. Ông ấy chỉ biết bắt con mình làm việc vất vả mỗi ngày mà không nghĩ đến việc trao cho chúng cơ hội học hành để thoát khỏi cảnh sống hiện tại. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của hoàn cảnh đến con người" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong phong trào xóa mù chữ, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển.
Nhà tâm lý học hỏi hai người cùng một câu: “Tại sao anh trở thành người như thế?”
Thật bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: “Sống trong hoàn cảnh như vậy, đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.”.   (Sưu tầm từ Internet)
 Câu 7 (20 điểm)Có một "nghề" không bao giờ nghỉ lễ
Đó chính là "nghề" làm Cha Mẹ.
Hãy phụ giúp Người dù cánh tay nhỏ bé, dù túi tiền không đầy, dù cách xa hàng trăm kilômét ...
Vẫn luôn luôn có cách để Người vui.
 (trích từ Facebook của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
 Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ văn bản trên.
 Câu 8(20 điểm)“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, tr.70)
 Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về một nội dung hoặc nét nghệ thuật mà em yêu thích trong đoạn thơ trên.
--------------
Trần Tiến Thành - SGD TP.HCM

Đổi mới đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào trường THPT tại TP HCM theo hướng đánh giá năng lực


Trên cơ sở cân nhắc sự kết hợp hai quan điểm đánh giá truyền thống và đổi mới, chúng tôi định hình phương hướng cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 như sau:
Bài thi vẫn được thực hiện trên giấy với thời lượng 120 phút vào cuối năm học lớp 9.
·Đề thi và đáp án trong những năm sắp đến vẫn theo qui định của hệ thống, chưa thể giao hoàn toàn cho người dạy và người học chủ động.
·Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước.·Tập trung vào năng lực thực tế là chính, bên cạnh đó vẫn có những nội dung cụ thể dựa vào kiến thức sách vở.
Từ phương hướng trên, chúng tôi xác định các năng lực cụ thể cần đánh giá sẽ là:
·  Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức.
·  Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản.
·  Năng lực sáng tạo.
·  Năng lực tạo lập văn bản.
Với cấu trúc như vậy, đề thi sẽ bao gồm các nội dung cụ thể sau:
ĐỀ THI MINH HỌA
Câu 1(10 điểm)
1.1 (5,0 điểm): Hình ảnh sau gợi cho em nghĩ đến tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Hãy cho biết tác giả và xuất xứ của tác phẩm ấy.
 a. Mẹ hiền dạy con, Ôn Như Văn Ngọc và Trần Lê Nhân dịch từ Liệt nữ truyện của Trung Quốc.
 b.Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, trong Truyền kì mạn lục.
c.Nói với con của Y Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985.
d. Bếp lửa của Bằng Việt, trong Hương cây – Bếp lửa.
   1.2 (5,0 điểm): Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
 a. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim. Phẩm chất của người lính lái xe: Yêu nước.
 b. Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. Phẩm chất của người lính lái xe: dũng cảm, gan dạ.
 c. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng. Phẩm chất của người lính lái xe: lạc quan, yêu đời.
 d. Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.Phẩm chất của người lính lái xe: vui tươi, đoàn kết.
 Câu 2 (10 điểm)
2.1 (5,0 điểm) Hãy kể tên một phương châm hội thoại đã học. Ghi lại một câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phương châm hội thoại ấy.
 2.2 (5,0 điểm) Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
 Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.  (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)
 Câu 3 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
 (…) “Đốt” thời gian trên “phây”

Vừa ra chơi, nhiều nhóm học sinh (HS) trường THPT X (TP.HCM) cùng tụm đầu vào những chiếc điện thoại cài ứng dụng “phây” (Facebook) để "tám" về một trạng thái nào đó được chia sẻ mà nhiều HS quan tâm. Họ cùng bàn luận, phân tích những nội dung, hình ảnh hay những comment (bình luận) mới vừa được đưa lên.
Có bạn còn tranh thủ luôn giờ nghỉ giải lao chỉ vài phút để đưa lên những trạng thái mới hoặc gửi đi phản hồi nào đó ngay trên điện thoại của mình. (…) Ngọc Tuyết cho biết, hôm nào lớp hoặc nhóm có hoạt động, sự kiện chung gì đổ lên Facebook thì nhiều bạn trong lớp đều thức rất khuya để cập nhật, phản hồi liên tục.
“Nhiều hôm em nhắc mình đúng 12 giờ là đi ngủ nhưng lại ráng thêm chút, gửi đi gửi lại thì đã đến 1 - 2 giờ sáng. Lên “phây” là cách “giết” thời gian hiệu nghiệm nhất, mỗi ngày em mất 3 - 4 giờ cho nó”, Tuyết bộc bạch. Không ít HS xem Facebook là nhật ký hàng ngày của mình nên mọi hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ đều cập nhật liên tục. Có em còn dành nhiều thời gian chăm sóc, tỉa tót, chú trọng đến từng bức ảnh, từng nét trang trí… để gây sự chú ý.
Phó hiệu trưởng một trường phổ thông ở Q.3, TPHCM cho hay, nếu cách đây vài năm có một bộ phận học trò đến lớp với tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, nằm rạp trên bàn vì nghiện game online thì bây giờ bộ phận này có thêm các em nghiện Facebook, kể cả HS giỏi. Dùng Facebook có thể không nguy hiểm như game online nhưng các em tham gia thiếu kiểm soát thì tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học và cũng không thích thú với các hoạt động xã hội.
Phải biết làm chủ bản thân
Nhiều phụ huynh đau đầu khi nhìn con mê mẩn “đốt” thời gian với Facebook. Có người phải dùng đến biện pháp mạnh như cắt tiền tiêu của con, cắt internet hay tìm đến các phần mềm ngăn chặn con vào Facebook.
Bà Lê Minh Hoa (chuyên viên đài 1080) cho hay bản thân bà gặp rất nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ cho rằng nghiện Facebook là điều không đáng lo ngại nhưng các bạn chưa biết cách làm chủ bản thân. Thường thì khi vào Facebook rồi các bạn dễ bị lôi cuốn theo và quên luôn thời gian nên cần trước hết phải chủ động cài báo thức, hoặc nhờ người thân nhắc nhở mình.
Không phủ nhận những tiện ích của Facebook trong việc chia sẻ, kết nối nhưng ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng Facebook là một "mê cung" có sức mê hoặc rất lớn mà nếu thiếu kiểm soát thì rất dễ bị lôi cuốn bởi những giá trị ảo. Khi người dùng thiếu tự chủ thì Facebook trở thành “kẻ cắp” thời gian, sức khỏe. Bởi thế, mỗi người phải biết đặt ra những quy tắc như mỗi ngày chỉ vào 1 hay 2 giờ đồng hồ trong khoảng thời gian nào đó nhất định để tạo thành một thói quen.
Đối với phụ huynh, theo các chuyên gia, việc cấm cản kịch liệt con dùng Facebook chưa phải là biện pháp phù hợp mà cần giúp con sử dụng đúng cách, đúng mức vì chúng có những tiện ích không thể phủ nhận. Phụ huynh cần có những quy ước với con trẻ như vào Facebook trong thời gian bao lâu, tránh những phát ngôn về chửi bới, nhục mạ hay bêu xấu người khác, biết chọn lọc những điều hay trên mạng xã hội… Nếu con vi phạm thì áp dụng những cách xử lý hay hình phạt nào để trẻ biết giới hạn của mình.
Đồng thời cha mẹ phải cùng con xây dựng những mục tiêu, công việc cụ thể trong học tập và cuộc sống thì khi đó dù có ham vui nhưng trẻ vẫn hiểu trách nhiệm với bản thân và cả mọi người xung quanh.
(Theo Hoài Nam – Báo Mực Tím online)
 3.1 Văn bản trên chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?
 3.2 Hãy chỉ ra một lí do lên facebook của các bạn trẻ trong văn bản trên.
 3.3 Theo bài viết, việc “nghiện” facebook đã gây ra những hậu quả gì?
 3.4 Giải pháp phù hợp mà cha mẹ nên có để giúp con mình không “nghiện” facebook là gì?
 3.5  Em học tập được gì sau khi đọc văn bản trên?
 Câu 4 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới
“Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?".
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi".
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
(Mây và sóng, R.Ta-go, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, tr. 87)
 4.1 Chỉ ra một nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trên.
 4.2 Nêu nội dung của đoạn thơ trên.
 4.3 Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9 có cùng chủ đề với đoạn thơ trên.
 4.4 Chỉ ra sự khác nhau giữa cuộc vui của những người ở “trong sóng” và trò chơi do em bé tạo ra?
 4.5 Vì sao em bé trong bài thơ cho rằng trò chơi của mình hay hơn cả cuộc vui của những người ở “trong sóng”?
 Câu 5 (10 điểm) Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
 “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. (…) Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.
Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.”
(trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, tr.186)
 5.1 Đây là lời nhân vật anh thanh niên nói với ai, trong tình huống nào?
 5.2 Người kể chuyện trong văn bản tự sự trên là ai ?
 5.3 Phương thức trần thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
 5.4 Trong đoạn văn trên, nhân vật anh thanh niên bày tỏ thái độ xót xa, cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh của ai?
 5.5 Đoạn văn trên chủ yếu thể hiện phẩm chất gì của nhân vật anh thanh niên?
 Câu 6 (10 điểm) Hãy đặt nhan đề cho văn bản sau:
 Hai đứa trẻ nọ có một người cha nghèo khổ, thất học. Ông ấy chỉ biết bắt con mình làm việc vất vả mỗi ngày mà không nghĩ đến việc trao cho chúng cơ hội học hành để thoát khỏi cảnh sống hiện tại. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của hoàn cảnh đến con người" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong phong trào xóa mù chữ, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển.
Nhà tâm lý học hỏi hai người cùng một câu: “Tại sao anh trở thành người như thế?”
Thật bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: “Sống trong hoàn cảnh như vậy, đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.”.   (Sưu tầm từ Internet)
 Câu 7 (20 điểm)
Có một "nghề" không bao giờ nghỉ lễ
Đó chính là "nghề" làm Cha Mẹ.
Hãy phụ giúp Người dù cánh tay nhỏ bé, dù túi tiền không đầy, dù cách xa hàng trăm kilômét ...
Vẫn luôn luôn có cách để Người vui.
 (trích từ Facebook của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
 Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ văn bản trên.
 Câu 8(20 điểm)



“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”



(trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, tr.70)
 Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về một nội dung hoặc nét nghệ thuật mà em yêu thích trong đoạn thơ trên.
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, bước đầu việc đổi mới đề thi không nên gây xáo trộn quá nhiều đến quá trình học của HS. Cho nên đề thi minh họa trên có sự hòa phối giữa kiến thức trong sách giáo khoa và một số văn bản ngoài chương trình với một mức độ vừa phải.
Nhưng sau khi có chương trình mới, chắc chắc sẽ phải có những thay đổi triệt để hơn.
Đây cũng chỉ là những suy nghĩ bước đầu của chúng tôi. Để có một đề thi tốt, đúng định hướng đánh giá năng lực là cả một quá trình khó khăn.
Điều này đòi hỏi sự xác định đúng các phương diện năng lực Ngữ văn cụ thể cần rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học, việc lựa chọn các nội dung phù hợp với các năng lực cần kiểm tra cũng như mô tả chính xác, cụ thể các năng lực đó theo các mức hợp lí để đánh giá chính xác.
Chúng tôi luôn mong nhận được những đóng góp chân thành, uy tín để hoàn thiện dần phương án ra đề thi này nhằm áp dụng rộng rãi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ kì thi tuyển sinh vào lớp 10 trong niên khóa 2015 – 2016.
Trần Tiến Thành (Chuyên viên bộ môn Văn, Phòng Giáo dục trung học, Sở GDĐT TP HCM)-Nguyễn Phước Bảo Khôi (Giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐHSP TPHCM).


Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Tích hợp và liên môn – Giáo viên đừng dạy như cỗ máy


(GDVN) - Chúng ta - những giáo viên không thể đổ lỗi cho học sinh khi tách bạch từng môn học bởi ta có lỗi nhiều nhất khi không tạo dựng môi trường gắn kết các môn học.
LTS: Hôm nay chuyên gia giáo dục Nguyễn Đình Sơn (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) cùng chia sẻ với độc giả bài viết lên quan tới dạy tích hợp và liên môn.

Trong bài viết này tác giả tập trung hướng tới đối tượng chính là giáo viên – người trực tiếp truyền tải kiến thức cho học trò.
Toạn soạn trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Dạy tích hợp và liên môn đôi khi cũng tạo ra những mối hoài nghi “Nếu bài văn giảng 2 tiết mà lại có tích hợp các môn Sử, Địa, học sinh học xong, rồi sau đó học lại ở môn Sử hoặc Địa nữa thì tích hợp không hiệu quả.

Tình trạng này sẽ dẫn đến chuyện ôm đồm, phá vỡ chương trình về mặt thời lượng”. Chúng ta nói vậy thì ai sẽ là người thắp nến cho căn phòng rực sáng để xua đi nỗi ám ảnh về học tập giúp học sinh?

Trong dạy học tích hợp, giáo viên chúng ta cần dạy học sinh những kiến thức thiết thực với cuộc sống và giúp các em học thành người và học những thứ doanh nghiệp cần chứ không dạy nhiều cái mà chúng ta đã biết.

Liệu đã phổ biến có những buổi học dựa trên quan hệ tin cậy và hợp tác lẫn nhau giữa thầy và trò? Học sinh có thể tìm kiếm kiến thức chưa chính xác, khoa học nhưng cũng giúp thầy cô tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách chia sẻ của mình và chỉnh sửa cho học sinh biết cách tự học cho riêng mình.

Hiện nay đã rất nhiều trường áp dụng những phương pháp dạy tích hợp khác nhau từ trực quan đến thực địa, đặt và giải quyết vấn đề đến phương pháp khăn trải bàn, dạy theo dự án, v.v. 
Ảnh minh họa trong một tiết học của Chuyên gia Tâm lý Huỳnh Văn Sơn/Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Người giáo viên khi có quan điểm định hướng chiến lược trên cơ sở lý luận sẽ biết mục tiêu của từng bài học để áp dụng kỹ thuật giảng dạy phù hợp. Xin đừng nhầm lẫn kỹ thuật dạy học với phương pháp dạy học.

Ví như chúng ta tiến hành hoạt động nhóm, bạn có thể ứng dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, minh họa cho nhóm học sinh tiếp thu ưu trội bằng hình ảnh và não phải, còn não trái và tiếp thu bằng nghe giảng các em có thể làm theo thuyết trình, hùng biện, thơ vần. Đó chính là cách mà giáo viên có thể giúp học sinh phát huy hết năng lực của mình.

Giáo viên cũng dễ dàng nhận thấy có những phương pháp chung cho nhiều môn học nhưng cũng có những phương pháp đặc thù cho từng phân môn hay nhóm môn học. Có thể có những tên gọi khác nhau nhưng mục tiêu chung đều giúp học sinh học tích cực, chủ động, sáng tạo tiếp nhận tri thức và rèn luyện kỹ năng.

Do vậy trong một phương pháp dạy học nhóm, người dạy có thể áp dụng nhiều kỹ thuật dạy khác nhau như kỹ thuật phân chia nhóm, đặt câu hỏi, trải khăn bàn, phòng tranh, mảnh ghép. 
Trong tiến trình thời gian chia ra hợp lý trong từng công đoạn: Động não, trải khăn bàn, trưng bày phòng tranh, trình bày, hỏi chuyên gia, hoàn tất một nhiệm vụ và phần hỏi đáp, tổng kết bài học.

Sau một năm thí điểm tại 3 trường THPT Chuyên Trần Phú, Trần Nguyên Hãn và Thái Phiên (Thành phố Hải Phòng) dạy tích hợp, liên môn nhằm đổi mới phương pháp học sinh để phát triển năng lực của học sinh.

Theo cô Trương Tố Quyên (THPT Thái Phiên), học sinh đã hào hứng học tập dưới các hình thức học ở câu lạc bộ, học giao lưu, học qua việc tư vấn của chuyên gia, học hình thức sân khấu hóa.

Tại trường THPT Trần Nguyên Hãn, các tổ nhóm chuyên môn như Sinh học, Hóa học, Địa Lý, Lịch Sử, Giáo dục Công dân đã chuyển nội dung giáo dục vào những hoạt động khác: Tổ Ngữ văn sân khấu hóa một số tác phẩm văn học, tổ Lịch sử dạy học tại hiện trường, tổ Giáo dục công dân học bằng hình thức thảo luận nhóm.

Nhà trường dự định tổ chức 56 chuyến đi hoạt động lớn nhỏ giúp học sinh được trải nghiệm trong năm học 2015-2016. (Theo Đài Truyền Hình Hải Phòng)

Giáo viên Nguyễn Thị Kim Ngân (Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) trình bày bài giảng về phản ứng dây chuyền trong môn Vật lý tích hợp thêm các thông tin khác, như tác hại của vũ khí hạt nhân tới con người, hệ sinh thái, môi trường); vũ khí hạt nhân hủy diệt sự sống và môi trường.

Giáo viên Đoàn Thị Hải Lý (Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh) nêu ra phương pháp dạy tích hợp ở môn Văn bằng cách dạy theo dự án.
Ví dụ: dự án Xuân Quỳnh (cho học sinh làm phóng sự về cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh, thực hiện đêm thơ Xuân Quỳnh...), dự án Quang Dũng (yêu cầu học sinh tìm hiểu về sách của Quang Dũng, tìm hiểu về nhạc của Quang Dũng).

Những cách thành công trong tích hợp giáo trình các nước
Chúng ta - những giáo viên không thể đổ lỗi cho học sinh khi học tách bạch từng môn học bởi chúng ta có lỗi nhiều nhất khi không tạo dựng được môi trường gắn kết các môn học.

Thường giáo viên hiểu biết chưa thật nhiều về cách học sinh đang tự học do chưa dành nhiều thời gian chia sẻ cùng học sinh. Mà thế giới của chúng ta gần không chia tách theo từng chủ đề mà tồn tại được.

Một trong những cách thực tế trải nghiệm mạnh nhất là thay đổi nhận thức của học sinh về các mối quan hệ giữa những nguyên tắc khác nhau để tập trung và hướng dẫn bài giảng xuyên suốt tổng hợp đa môn.

Thuận lợi là giúp học sinh bắt đầu nhìn nhận kiến thức liên quan lẫn nhau hơn là từng môn học tách rời riêng biệt. Về cơ bản điều này cho phép học sinh có tư duy phản biện ở trình độ cao hợn và các kỹ năng hợp tác.

Một loạt các phương pháp mà giáo viên có thể ứng dụng giáo trình với các môn khác mà bài viết xin nêu ra những cách cơ bản:

Tích hợp trong chính bản thân giáo viên: Đây là phương pháp dùng cho một giáo viên mong muốn đưa các môn học khác và phần giới thiệu của họ. Ví dụ tính toán cũng dùng được trong ví dụ môn Vật lý hay kiểm tra kiến thức lực sử có thể kèm với địa lý với phương pháp và kỹ thuật dạy khác nhau.

Dạy tích hợp nhiều giáo viên: Bạn có thể cùng dạy với một giáo viên khác trong cùng một chùm chủ đề. Đương nhiên là bạn cần chia sẻ với giáo viên cùng dạy lớp đó.

Ví dụ trong học lịch sử kỷ nguyên thanh giáo ở Mỹ, một giáo viên tiếng anh có thể dạy học sinh đọc các nguồn tài liệu liên quan đến kỷ nguyên này. Phương pháp này là cách kết hợp phổ biến nhất giữa các môn khoa học và tiếng Anh.

Tích hợp đa nguyên tắc: Tại sao chúng ta lại chỉ dừng lại ở hai giáo viên? Những giáo viên tiếng Anh, Lịch sử, Toán, Khoa học, thậm chí cả giáo viên thể chất có thể kết hợp cùng nhau lập một giáo án liên môn đầy đủ.

Kế hoạch giảng dạy đó sẽ kéo dài như một dự án riêng với một phần định trước trong giáo trình hoặc nó có thể kéo dài trong suốt năm học.
Tại đây một đội ngũ những nhà làm giáo dục kết hợp chặt chẽ trên một chủ đề/nội dung phù hợp (như kỷ nguyên lịch sử, nguyên tắc khoa học, công thức toán học) và những kỹ năng phù hợp (như chiến lược đọc, tư duy phản biện, hay thảo luận nhóm nhỏ).

Làm thế nào học sinh hứng thú học tích hợp
Kỹ năng và thông tin học sinh cần tích hợp và hình thành nền tảng tri thức nhưng còn một thách thức không nhỏ đối với giáo viên là làm quen với cách soạn bài mới là cách tạo động lực và quản lý lớp tích hợp.

Nếu bạn nghĩ mình đã có bài giảng tốt nhất mà học sinh vẫn chưa hứng thú thì nên xem lại nghệ thuật khích lệ của mình trong giờ giảng.

Làm thế nào thu hút sự chú ý của học sinh? Chìa khóa này sẽ giúp các em hào hứng, tập trung vào bài học nên bạn cần tìm ra yếu tố tạo động lực cho học sinh. Bạn có thể điều tra mối quan tâm của học sinh và thấy được những yếu tố chính trong lớp như thể thao hay một chủ đề nào đó.

Vậy ban có thể dùng thể thao để tích hợp vào phần mở đầu bài học. Những thầy cô giáo mở đầu bài giảng bằng những thông tin thích thú, các em sẽ sẵn sàng tham gia. Đó là đà giúp các em thích thú với những gì mình đang học.

Trong lớp học, bạn có thể sử dụng công nghệ, luôn giữ cho lớp học tươi vui, phấn khởi bằng cách đưa ra những ý tưởng sáng tạo, bên cạnh những lời khen kịp thời.

Có thể thầy cô có những nguyên tắc riêng của mình nhưng các em học sinh cần cảm nhận lớp học là nơi học và có niềm vui trong học tập - Janelle Cox the State University of New York College at Buffalo.
Nguyễn Đình Sơn
TỪ KHÓA :
Tích hợp , liên môn , kỹ năng dạy học , học sinh phổ thông , chương trình mới , Nguyễn Đình Sơn , hào hứng học tập.
CHỦ ĐỀ : ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CHỦ ĐỀ : GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI