Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

PCNN sinh hoạt

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
CÂU HỎI NHẬN BIẾT

1. Chọn đáp án đúng và điền vào chỗ trống:
“Ngôn ngữ sinh hoạt còn gọi là..., dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống”.
A. khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ độc thoại, là lời ăn tiếng nói hằng ngày
B. khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là lời ăn tiếng nói hằng ngày.
C. gọt giũa, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là lời ăn tiếng nói hằng ngày.
D. khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là ngôn ngữ trong các văn bản khoa học.

2. Các dạng biểu hiện của PCNNSH là:
A. Dạng nói (độc thoại, bàng thoại), dạng viết (nhật kí, tin nhắn, thư từ...).
B. Dạng nói (độc thoại, đối thoại), dạng viết (hụ̀i kí, tin nhắn, thư từ...).
C. Dạng nói (độc thoại, đối thoại), dạng viết (bút kí, tin nhắn, thư từ...).
D. Dạng nói (độc thoại, đối thoại), dạng viết (nhật kí, tin nhắn, thư từ...).

3. Đặc trưng của PCNNSH là:
A. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
B. Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể.
C.Tính cảm xúc, tính riêng về PC, tính cụ thể.
D. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính hình tượng.

4. Thông tin nào sau đây là đúng với PCNNSH?
A. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng
ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
B. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, sao chép ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
C. Trong văn bản văn học, lời độc thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
D. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng chọn lọc, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
5. Những yếu tố nào sau đây là biểu hiện đúng nhất về tính cụ thể của PCNNSH?
A. Hoàn cảnh, con người, cách nói, từ ngữ diễn đạt.
B. Hoàn cảnh, con người, cách viết, từ ngữ diễn đạt.
C. Văn cảnh, con người, cách nói, từ ngữ diễn đạt.
D. Hoàn cảnh, con người, cách nói, câu văn diễn đạt.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét