Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Bộ GD-ĐT cho phép đánh giá và kế thừa những nội dung đã học trực tuyến


Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19, trong đó yêu cầu xem xét, kế thừa những nội dung đã học qua hình thức này. 
Theo công văn, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, trong thời gian học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên tạm thời nghỉ học, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua internet, truyền hình.
Cụ thể, các sở GD-ĐT cần chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn tại công văn số 4612 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình một cách phù hợp. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua internet có chất lượng. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ hỗ trợ miễn phí các nhà trường tổ chức dạy học qua internet (thông tin liên hệ có tại địa chỉ https://olm.vn và qua hộp thư điện tử a@olm.vn).
Tham mưu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với sở GD-ĐT để tổ chức dạy học trên truyền hình một cách phù hợp với điều kiện của địa phương, trong đó lưu ý  lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy học và khung giờ phát sóng trên truyền hình, bảo đảm chất lượng, phù hợp với chương trình học của các đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Chủ động liên hệ với các địa phương đã triển khai chương trình dạy học trên truyền hình để tham khảo, sử dụng hoặc tiếp sóng cho học sinh tại địa phương học tập; chia sẻ các chương trình dạy học trên truyền hình của địa phương mình với các địa phương khác.
Xây dựng lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh; báo cáo lịch phát sóng về Bộ GD-ĐT (qua Cục Công nghệ thông tin để đưa lên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT).
Chỉ đạo các nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua internet, trên truyền hình; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý việc học của học sinh qua internet, trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.
Chỉ đạo các nhà trường hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học (do Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh khác) và các kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT (tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn).
Đáng chú ý, công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu: khi học sinh đi học trở lại, các trường cần đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình, từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet hay truyền hình, nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học.

Về hướng dẫn thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường Trung học


 Số:   4365/GDĐT-TrH                  Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2019

  Về tập huấn Xây dựng hoạt động trải
nghiệm CLB STEM trong trường Trung học

                         Kính gửi: 
-         Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện;
-         Hiệu trưởng các trường THPT có nhiều cấp học (có cấp THPT).

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên phụ trách câu lạc bộ STEM  và hoạt động trải nghiệm STEM trong trường THCS và THPT theo kế hoạch như sau:
1.   Thời gian:
            -  Khối Trung học cơ sở ngày 24/12/2019 và ngày 7/01/2020.
             -  Khối Trung học phổ thông Đợt 2:ngày  25/12/2019 và ngày 04/01/2020.
2.   Địa điểm: trường THPT Marie Curie, số 159 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3.
3.    Thành phần:
  a/ THCS: Mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện cử  đại biểu tham dự gồm: 01 chuyên viên;  4 phó hiệu trưởng và 01 giáo viên/trường phụ trách CLB STEM .
           b/ THPT: Mỗi trường THPT cử 01 giáo viên tham dự.
4.    Nội dung:

a/ Hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm và CLB STEM trong trường trung học;

            b/ Xây dựng các hoạt động CLB cụ thể trong nhà trường trung học;
            c/ Định hướng hoạt động trải nghiệm trong trường trung học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các đơn vị đăng ký danh sách tham gia trên trang thông tin dữ liệu của phòng Giáo dục Trung học. Hạn chót là ngày 05/12/2019./.
Nơi nhận:                                            
- Như trên;
- Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu VP, GDTrH.                                                           
                              KT. GIÁM ĐỐC
                              PHÓ GIÁM ĐỐC

                          (đã ký)
                               

                                          Nguyễn Văn Hiếu



-------------

Số: 2998/GDĐT-GDTrH

Về hướng dẫn thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường Trung học năm học 2017-2018





        Kính gửi:
                    - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông;
                   - Hiệu trưởng các trường PT nhiều cấp học (có cấp THPT).

- Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Thực hiện Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục;
Ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động chủ động nhằm đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo dục học sinh hướng mục tiêu phát triển năng lực, có tri thức, năng động, hội nhập thế giới; các phương pháp dạy học tích cực đã được chú ý triển khai thực hiện trong thời gian qua như phương pháp Dạy học theo dự án, phương pháp Nghiên cứu khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột” và phương pháp Giáo dục STEM đã mang lại kết quả tốt. Để tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực các chủ đề dạy học trong trường trung học năm học 2017-2018, Sở GDĐT hướng dẫn các đơn vị một số nội dung định hướng trong thực hiện các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM như sau:
1. Mục tiêu của giáo dục STEM
Giáo dục STEM là một phương pháp dạy học nhằm hình thành, rèn luyện tri thức, năng lực cho học sinh (HS) thông qua các đề tài, các bài học, các chủ đề có nội dung thực tiễn.
Trong quá trình dạy học, các kiến thức và kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học được hình thành và phát triển thông qua việc vận dụng, phối hợp chúng để giải quyết vấn đề thực tiễn được đặt ra.
Giáo dục STEM đề cao hoạt động thực hành và phương pháp mô hình trong giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống thông qua hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng. Từ đó rèn luyện cho HS năng lực tư duy, sáng tạo, tranh luận, phản biện, …
Giáo dục STEM cũng trang bị cho HS những kỹ năng phù hợp để phát triển trong thế kỷ 21: Tư duy phản biện và sáng tạo, Kỹ năng diễn đạt và thuyết trình, Kỹ năng trao đổi và cộng tác, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng làm việc theo dự án …
2. Yêu cầu về chủ đề giáo dục STEM
Các chủ đề GD STEM có thể được xây dựng, thực hiện với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục của đơn vị và sự đáp ứng của học sinh. Cụ thể:
- Các chủ đề GD STEM thể là các nội dung hẹp và đơn giản, thiết bị phương tiện thực hiện gọn nhẹ, thời gian thực hiện không dài và thường kết hợp trong một bài học hoặc một phần của bài học nhằm xây dựng hoặc minh họa cho kiến thức của bài học, vận dụng kiến thức của bài học để góp phần hình thành hoặc củng cố một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống.
- Các chủ đề GD STEM có nội dung của một dự án nhằm luyện tập tìm hiểu, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, liên hệ chủ yếu với kiến thức của một bài học, thiết bị phương tiện thực hiện không quá phức tạp, thời gian và công sức thực hiện không dài, hoặc các chủ đề có nội dung của một dự án nhằm luyện tập tìm hiểu, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có tính chất tích hợp, liên môn, cần đầu tư nhiều cho các thiết bị phương tiện thực hiện và có thể tốn nhiều thời gian, công sức.
3. Về hình thức tổ chức
          - Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM có thể tổ chức lồng ghép trong một tiết dạy học, trong một bài học chính khóa; tổ chức trong một tiết dạy học hoặc một bài học ngoại khóa; Các chủ đề dạy học có thể được xây dựng theo Chương trình giáo dục nhà trường (đảm bảo sự đăng ký tham gia tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh) được xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường.
- Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được xây dựng mới hoặc kết hợp với một số giờ học tại phòng học bộ môn trong nhà trường nhằm trang bị một số công cụ thực hành thông dụng để tiến hành một số tiết học về GD STEM tại phòng bộ môn; tổ chức thành một cuộc thi trong phạm vi hẹp của nhóm hoặc lớp hay tổ chức thành một cuộc thi trong phạm vi rộng trong nhà trường hoặc rộng hơn. Các nội dung này phải được tính toán phù hợp và đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nội dung chương trình theo qui định.
4. Huy động các lực lượng xã hội tham gia
Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có chức năng trong lĩnh vực giáo dục, có năng lực (đội ngũ, có cơ sở vật chất, trang thiết bị, có hệ thống bài học, chủ đề về GD STEM phù hợp) được Sở GDĐT thẩm định và cho phép hỗ trợ nhà trường tổ chức thực hiện các chủ đề GD STEM.
5. Nguyên tắc triển khai các chủ đề GD STEM
- Đối với các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được tổ chức lồng ghép trong tiết dạy học, trong một bài học chính khóa phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nội dung chương trình dạy học bộ môn và được xây dựng trong kế hoạch dạy học của môn học và được hiệu trưởng phê duyệt,
- Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được xây dựng theo hình thức là các Chương trình giáo dục nhà trường, có sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và có thu theo thỏa thuận phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh và được đưa vào Kế hoạch giáo dục của nhà trường, báo cáo Sở GDĐT theo qui định.
6. Một số định hướng về cấu trúc của một chủ đề GD STEM
a. Về nội dung
- Nội dung đề tài hẹp, thiết bị đơn giản, nhằm góp phần hình thành hoặc minh hoạ cho kiến thức khoa học; Nội dung đề tài hẹp, thiết bị đơn giản, nhằm rèn luyện vận dụng các kiến thức khoa học.
- Đề tài dạng một dự án trong thực tiễn cuộc sống, thiết bị và kiến thức không phức tạp, thời gian thực hiện không dài; Đề tài dạng một dự án trong thực tiễn cuộc sống, thiết bị và kiến thức khá phức tạp, cần nhiều thời gian thực hiện.  
- Trong tổ chức thực hiện chính khoá hay ngoại khóa, các chủ đề GD  STEM đều phải xác định các mục tiêu cần đạt được sau khi thực hiện đề tài, chủ đề.
b. Về thời lượng thực hiện
Thời lượng thực hiện các Chủ đề GD STEM theo yêu cầu của đề tài, chủ đề.
c. Về yêu cầu khi triển khai các chủ đề GD STEM
Các chủ đề GD STEM khi xây dựng và triển khai thực hiện phải có:
- Phần hướng dẫn dành cho giáo viên về các nguyên vật liệu, công cụ thực hiện, các tư liệu để GV dẫn nhập vào đề tài; các thông tin trong lịch sử và cuộc sống để dẫn đến nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, chủ đề; các nội dung cần nghiên cứu, giải quyết; các phương án, kịch bản đề xuất để GV hướng dẫn, tổ chức HS thực hiện đề tài, chủ đề.
- Phần hướng dẫn dành cho học sinh: Phiếu học tập (gợi ý, hướng dẫn các công việc HS cần thực hiện, các nội dung học sinh cần báo cáo, trả lời, luyện tập khi thực hiện đề tài, chủ đề); các vấn đề gợi ý để học sinh có thể luyện tập, tìm hiểu mở rộng, nâng cao hoặc nghiên cứu chuyên sâu hơn sau khi đã thực hiện đề tài, chủ để trong phạm vi thời gian, nội dung quy định. 
Nhận được công văn này, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nhà trường trung học phổ biến đến các Tổ chuyên môn để có kế hoạch triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu: VP, GDTrH.
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)


Nguyễn Văn Hiếu


Môn ngữ văn: Kiểm tra, đánh giá theo chương trình SGK mới 2018

https://www.giaoduc.edu.vn/mon-ngu-van-kiem-tra-danh-gia-theo-chuong-trinh.htm

Nhiu ngưi băn khoăn nếu hc các b sách giáo khoa (SGK) ng văn khác nhau thì s kim tra, thi c, đánh giá thế nào?
Tiết hc môn ng văn ca hc sinh lp 12 Trưng THPT Nguyn Th Diu (Q.3, TP.HCM). Ảnh: Anh Khôi
Với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ của mỗi trường thì không có gì khó, nhưng với kỳ thi kiểm tra trên diện rộng như thi tốt nghiệp cuối cấp, thi tuyển chọn vào trường THPT thì không đơn giản. Về lý thuyết khi thực hiện dạy học theo nhiều SGK thì việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào yêu cầu của chương trình, đánh giá theo chương trình. Các SGK cụ thể không còn là chỗ dựa để ra đề kiểm tra, thi cử như lâu nay nữa. Tuy nhiên cần lưu ý, việc kiểm tra thường xuyên vẫn phải dựa vào các SGK cụ thể mà nhà trường đã chọn. Ví dụ, khi học sinh học xong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) hay bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), giáo viên vẫn phải dựa vào các văn bản tác phẩm này để ra đề kiểm tra xem các em có hiểu và đạt được các yêu cầu do chương trình đề ra không. Nhưng khi đánh giá cuối kỳ, cuối năm, đặc biệt thi vào trường THPT hoặc thi cuối cấp học, để đánh giá đúng năng lực ngữ văn, chương trình 2018 đã lưu ý: a) Cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, độ khó...); b) Sử dụng, khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; c) Tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
Như thế cần xem yêu cầu cần đạt của chương trình mỗi lớp, trong đó các lớp cuối cấp là hết sức quan trọng, tập trung vào yêu cầu đọc hiểu và viết. Yêu cầu cần đạt nêu trong chương trình mỗi lớp là yêu cầu cho cả một năm học. Vì thế giáo viên và tổ bộ môn cần có kế hoạch đánh giá ngay từ đầu năm cho mỗi lớp để xác định rõ: a) Đánh giá các năng lực đọc, viết, nói và nghe theo chương trình gồm những yêu cầu nào? b) Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin sẽ thực hiện qua các bài nào? Bằng hình thức gì? c) Đánh giá năng lực viết văn bản như thế nào? Mấy bài viết, kiểu văn bản, thời gian?… d) Đặc biệt cấu trúc của đề kiểm tra đánh giá định kỳ và các kỳ thi quan trọng như thế nào, tỉ lệ giữa đọc hiểu và viết, giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội…? e) Đánh giá năng lực nói và nghe cũng như các phẩm chất và năng lực chung bằng cách nào?
Cần phân biệt đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực viết. Đánh giá năng lực đọc hiểu chỉ cần tập trung vào yêu cầu hiểu văn bản, kiểm tra thông tin phản hồi của học sinh là chính, không cần chú ý kỹ năng viết nên có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để quét được nhiều đơn vị kiến thức, đáp ứng được nhiều yêu cầu đọc hiểu văn bản giống như cách làm của PISA (Programme for International Student Assessment). Trong khi đó, đánh giá năng lực viết kiểm tra được cả đọc hiểu văn bản và kỹ năng viết. Ví dụ, yêu cầu phân tích bài thơ nào đó thì trước hết học sinh phải đọc hiểu, sau đó mới diễn đạt điều mình hiểu thành văn, thể hiện bằng kỹ năng viết (dùng từ, viết câu, diễn đạt, trình bày...).
PGS.TS Đ Ngc Thng

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Hướng dẫn học online môn Ngữ văn tại nhà

Link dự phòng: https://hocvanvts.blogspot.com/2020/02/huong-dan-hoc-online-mon-ngu-van-tai-nha.html
Hoặc: https://thptvothisau.hcm.edu.vn

HS nghe bài giảng để tìm hiểu về tác phẩm – Khi vào học chính thức GV trên lớp sẽ hướng dẫn các em luyện tập vận dụng những kiến thức trong bài giảng để làm bài viết số 6 nhé. Chúc các em tiếp thu được những cái hay, cái mới về nội dung và nghệ thuật của những áng thơ, văn đã lưu danh cho đến nay và mãi mãi mai sau...
Ngoài ra, các em có thể làm các bài tập theo hướng dẫn cụ thể của GV bộ môn phụ trách lớp qua mail, facebook, zalo, viber và các mạng xã hội khác ...để chuẩn bị tốt nhất khi đi học lại nhé!
CHÚC CHÚNG TA CÙNG CHINH PHỤC ĐƯỢC NHỮNG ĐỈNH CAO MỚI!
Tuần: từ 19/2 đến 14/2/2020
Khối
Bài
Đường link
10
Bạch Đằng giang phú
11
Tràng Giang
12
Vợ chồng A Phủ
GV nữ: https://www.youtube.com/watch?v=ewLI264IMao
GVnữ 2: https://www.youtube.com/watch?v=OsQG8EmamI0 dạy theo 4 vấn đề gắn liền với cuộc đời nhân vật


Link tải Sách giáo khoa Ngữ văn các khối từ 6-12, Bạn nào cần thì tải nhé
SGK các môn còn lại:
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/0B2O0B7vnojH8Tm82di1GdnpfV0E?fbclid=IwAR3mTIBKcMb7V5OZp2VtGfQ5_qI788GPoKD2SH_XCPiakU5Nbc6ghUmgpwk

Tuần từ 15-29/2/2020
Khối 12
Tuần
Tác phẩm
Link
1
Vợ chồng A Phủ - Đọc tác phẩm
Vợ chồng A Phủ - bài giảng
2
Vợ nhặt – Nghe đọc tác phẩm
Vợ nhặt –Bài giảng
3
Rừng Xà Nu  - đọc TP
Rừng Xà Nu –Bài giảng
4
Chiếc thuyền ngoài xa - đọc tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa 1
Chiếc thuyền ngoài xa 2

Khối 11
Tuần
Tác phẩm
Link
1
Tràng Giang – ngâm thơ
Tràng Giang – Bài giảng

2
Đây thôn Vĩ Dạ - Thơ
Đây thôn Vĩ Dạ - Bài giảng
3
Chiều tối
4
Tôi yêu em –Bài giảng


Khối 10
Tuần
Tác phẩm
Link
1
Bạch Đằng giang phú - đọc TP
Bạch Đằng giang phú  - Bài giảng
2
Đại cáo bình ngô - đọc tp
Đại cáo bình ngô – Bài giảng
3
Hiền tài là nguyên khí quốc gia

4
Chuyện chức phán sự đền Tản viên