Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Tranh luận: Về tác phẩm "Chí Phèo"

Đưa "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!

Sau khi đọc bài viết "Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?", độc giả Hoàng Anh đã gửi tới VietNamNet bài viết phản bác. Theo giảng viên Hoàng Anh, "đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc, nhưng thật tiếc trong số thế hệ ấy lại không có bạn Nguyễn Song Hiền". 
Dưới đây là ý kiến của độc giả Hoàng Anh.
Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?

Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?

"Tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ tác phẩm này liệu có giá trị thật sự về mặt giáo dục hay không nếu vẫn tiếp tục giữ trong chương trình Ngữ văn phổ thông"
Gửi bạn Nguyễn Sóng Hiền!
Ngày học phổ thông, tôi là dân chuyên văn. Những tác phẩm văn học chúng tôi được thầy cô giúp đào sâu, phân tích từng ngóc ngách,khía cạnh đến độ thuộc lòng. Trong số ấy, có tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc,chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn. Nếu bạn đang ở trước mặt tôi ngay lúc này, tôi cũng có thể đọc cho bạn nghe thuộc làu làu hơn một nửa tác phẩm ấy mà không cần nhìn sách.
Hôm nay, tôi khá sửng sốt khi bạn đưa ra ý kiến bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn 11. Tôi vội vàng gọi điện cho cô cháu gái cũng đang học lớp 11, cũng là dân chuyên văn bạn ạ!
Tôi thế hệ gần cuối 8X, cháu tôi thế hệ 2000. Được cái dì cháu tôi đều thích học văn lắm. Sở dĩ tôi gọi để xem cháu có cùng suy nghĩ với bạn không . Nhưng cháu nói: “Tác phẩm kinh điển của cháu đấy! Thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh của cháu bảo là thầy thích nhất Truyện Kiều và Chí Phèo của Việt Nam”. Đấy bạn ạ ! Người nước ngoài không thân không thích, không “ chôn nhau cắt rốn” mà họ còn thích cơ mà, huống hồ người Việt ta?
Bạn ạ! Kể cả thời xưa hay thời nay, không phải ai cũng may mắn có điều kiện đầy đủ về tinh thần lẫn vật chất để được đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài như bạn. Cũng có người không cha, không mẹ, không học hành, nhưng họ vẫn thành công và thành nhân đấy thôi.
Nói thế để bạn hiểu rằng, cái nhận xét và đánh giá của bạn” Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục…Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá…Chí đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục, và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy”… Đánh giá ấy nó phiến diện lắm bạn ạ! Con người ta không có quyền lựa chọn người Cha, người Mẹ, không có quyền lựa chọn nơi mình được sinh ra, nhưng người ta có quyền lựa chọn nhân cách sống cho riêng mình.
Chí Phèo cũng vậy, anh ta muốn có một nhân cách sống tốt, dù anh ta không được cha mẹ giáo dục nhưng nhân vật vẫn thức tỉnh để tìm đến lương thiện, cùng ước mơ mái ấm gia đình thật bình dị.Nhưng chính cái xã hội phong kiến tàn bạo ấy đã kìm hãm sự thức tỉnh của con người, không chỉ riêng Chí Phèo mà tất cả những người nông dân khác trong xã hội thời ấy đều chung cảnh ngộ.
Bà nội tôi khi còn sống thường kể lại rằng, thời ấy dân mình khổ lắm, muốn ngóc đầu lên sống tử tế cũng khó. Có người uất ức cứ tìm bọn cai lệ giết rồi tự sát. Cứ đến kì nộp sưu thuế là bà sợ lắm và nhớ như in. Cụ nội thân sinh ra bà không đóng kịp thuế, bị cai lệ gô cổ ra đình làng đánh gần chết. Sau đó vài ngày cụ mất vì sức yếu không chịu được đòn tra tấn, và vì không có thuốc chữa, bà tôi khi ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ (vì cụ bà cũng mất do băng huyết khi vừa đẻ bà tôi ra).
Nói thế để bạn thấy, nhà văn Nam Cao không chỉ trực tiếp miêu tả cảnh bần cùng, đói cơm rách áo, mà nhà văn trăn trở suy nghĩ nhiều hơn đến hiện thực một con người: Con người không được là chính mình, con người trở thành quỷ dữ bởi âm mưu thâm độc và sự chà đạp của một guồng máy thống trị tàn bạo. Một Chí Phèo trượt dài trên con dốc của thời gian, triền miên trong những cơn say, mất cả lương tri, trên hành trình dài đằng đẵng của một kiếp sống không ra sống, trong không gian tăm tối ngột ngạt của xã hội Việt Nam đêm trước của cách mạng.
Cùng với ánh sáng của một ngày mới, lần đầu tiên Chí Phèo nhận biết những âm thanh của đời thường. Hiện tại lay thức lương tâm thành tiếng thở dài não ruột. Phút lóe sáng của tâm hồn đã giúp nhân vật ý thức nỗi đau của một kẻ cô đơn giữa đồng loại của mình. Thị Nở xuất hiện cùng nồi cháo hành đã thổi bùng ngọn lửa mong manh ấy, đem đến cho Chí Phèo những rung động đầu tiên của cảm giác yêu đương. Ngòi bút của Nam Cao vô cùng tinh tế và nhạy cảm khi miêu tả quá trình về lại cõi người của Chí Phèo. Giá trị văn học nó nằm ở chỗ ấy bạn ạ!
Xuyên suốt cả bài viết của bạn, tôi thấy bạn luôn muốn đá sâu vào vấn đề không cha, không mẹ, không giáo dục của Chí Phèo, bạn phê phán luôn cả một tầng lớp những nhà phê bình văn học gạo cội của nước Việt chúng tôi.
Tôi dám khẳng định rằng bạn không hiểu giá trị văn học là gì. Văn học nó khác với sự trần trụi ở đâu! Chỉ hớt lấy cái váng ý nghĩa xã hội, phô bày những cái trần trụi nào là hiếp dâm, nào là không được giáo dục, nào là phải cách lý ra khỏi xã hội…không hề đặt nhân vật vào hoàn cảnh và thời điểm để hiểu rõ những giá trị to lớn trong ấy. Giá trị văn học nằm ở giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ. Nhưng cả 3 giá trị ấy đều bị bạn vứt bỏ.
Tôi thấy bạn phê phán tác phẩm Chí Phèo, nhưng hóa ra tôi lại cảm thấy bạn đang ngầm phê phán cái xã hội chúng tôi đang sống thì phải. Tôi phải hiểu sao về câu nói của bạn: “Nhưng xin thưa, nếu không sống ở xã hội đó mà xã hội có văn minh hơn đi nữa, những đứa trẻ bị bỏ rơi như Chí cũng khó để đón nhận được sự đối đãi công bằng từ xã hội. Thậm chí còn bị ngược đãi và lạm dụng, vì thân cô thế cô không ai bảo vệ” . Bạn sai rồi, xã hội của chúng tôi không đến nỗi tệ như bạn nghĩ đâu.
Lớp bụi thời gian càng phủ dầy theo năm tháng, thì tác phẩm sẽ càng khẳng định thêm giá trị. Đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc, nhưng thật tiếc trong số thế hệ ấy lại không có bạn!
Hoàng Anh (Trường Nghiệp vụ Kiểm Sát tại TP.HCM)
Bạn Sóng Hiền nên hiểu một đặc tính của văn học là hình tượng và đại diện hóa, để thực hiện nhiệm vụ của văn học là nhân đạo hóa con người, làm cho con người hiểu lịch sử, căm ghét cái ác và yêu cái thiện. Hình tượng và đại diện hóa không có nghĩa là 90 hay 100% nông dân ngày ấy phải y hệt như Chí Phèo. Diễn biến tâm lý của Chí Phèo và dáng dấp xã hội thời đó đã được lột tả đầy sống động. Trường Mỹ, Úc còn dạy tác phẩm này và xem như tác phẩm kinh điển (cùng với việc dạy "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng nữa). Bạn là nghiên cứu sinh nhưng còn yếu về lý luận văn học và lý thuyết về khoa học phát triển con người, phân tích thì theo cảm tính, nên bài viết của bạn như đánh tráo khái niệm.
Độc giả Nguyễn Hoàng

BÌNH LUẬN (31)

  • NGUYỄN NGỌC THÂN 21 phút trước
    Đã tranh luận phải nêu ra các lý lẽ, lập luận để phản bác chứ không thể chỉ bởi mình là dân chuyên văn mình thích, rồi hỏi đứa cháu gái mình cũng là dân chuyên văn cũng thích, rồi bà nội mình... mà cho rằng người ta sai. Tôi tin rằng hiện nay chắc không còn nhiều học sinh có thể hiểu và thiết tha cho lắm.
    • HIEU 22 phút trước
      Hoan hô bạn Hoàng Anh.Một bài viết rất hay và sau sắc.Tôi ko phải dân chuyên văn,qua phân tích của bạn đã hiểu thêm được cái hay,cái đẹp và giá trị hiện thực,nhan đạo của tác phẩm( Chí Phèo) . Cám ơn bạn.
      • NGUYỄN HOÀNH 24 phút trước
        Nguyễn Hoàng, công tác tại trường Nghiệp vụ Kiểm sát, tôi thấy bạn viết rất sâu sắc. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn. Đọc tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao là đọc lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 / 1945, ...

      Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

      Tập huấn Môn Ngữ văn THCS-THPT ngày 27/9/2017

      XÂY DỰNG BÀI HỌC NGỮ VĂN
      THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
      NĂNG LỰC HỌC SINH
      2017

      Quý thầy cô truy cập vào liên kết dưới đây để tải về:

      1. Tài liệu của BGD
      - Tài liệu 1:
      http://www.mediafire.com/file/vayqe4ltu00429u/Bao_cao_s%E1%BB%91_1_-HCM-_2017.pptx
      - Tài liệu 2:
      http://www.mediafire.com/file/mj35nyjqsa3t5t5/B%C3%A1o_c%C3%A1o_2017-_s%E1%BB%91_2_.pptx
      - Tài liệu 3:
      http://www.mediafire.com/file/gv9mubudburecd6/ppt_danh_gia_bai_hoc.pptx
      2. Các thiết kế cấp THPT tham khảo: tải về:
      3.. Các thiết kế bài học tham khảo THCS
      Bài 1:- Thiết kế bài học 1:
      http://www.mediafire.com/file/9u96qr6k7rowe72/Gi%C3%A1o_%C3%A1n_PTNL_-_C%C3%A1c_thao_t%C3%A1c_ngh%E1%BB%8B_lu%E1%BA%ADn.docx
      - Phiếu học tập1:
       http://www.mediafire.com/file/d7ma9le1i1mhhzh/PHI%E1%BA%BEU_H%E1%BB%8CC_T%E1%BA%ACP.docx
      - Phiếu học tập 2:
      http://www.mediafire.com/file/7058lnvo55534gt/PHIEU_HOC_TAP_2.docx

      Bài 2:
      - Thiết kế bài học 2:
      http://www.mediafire.com/file/my0tn5b04cto5oo/On_dich_thuoc_la_4.docx
      - Phiếu học tập:
      http://www.mediafire.com/file/82gvcte1htd6b28/On_dich_thuoc_la_2.png

      Bài 3:
      http://www.mediafire.com/file/hlaikty8gxed6t6/THUC_HANH_2.pptm
      ---------------

      Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

      BGD hướng dẫn học sinh tự học 2017-2018

      Tải về Tài liệu của BGD

      ------
      TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CỐT CÁN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

       Giới thiệu khóa tập huấn

      I. Mục tiêu

      1. Phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động học của học sinh ở trường trung học phổ thông (THPT) theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
      2. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về tổ chức và quản lí hoạt động tự học và trải nghiệm sáng tạo của học sinh THPT.
      3. Tăng cường năng lực tự học qua mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên.

      II.Nội dung

      1. Những vấn đề chung về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và tự học; tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
      2. Thực hành áp dụng tiêu chí đánh giá bài học và tổ chức hoạt động học/trải nghiệm sáng tạo của học sinh đối với các nội dung dạy học cụ thể theo môn học.
      3. Thực hành xây dựng và thực hiện tiến trình dạy học và xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo các phương pháp và dạy học tích cực.
      Hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.
      Lựa chọn 1 bài học minh họa trong Tài liệu tập huấn của bộ môn.
      Nghiên cứu tình huống/nhiệm vụ mở đầu của bài học.

       Ngữ văn

      Từ khóa: Ngữ văn
      • Bài 1: Tình huống/nhiệm vụ mở đầu
        Hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

      • Bài 2: Hình thành kiến thức
        Mục đích, yêu cầu của bài học:

        1. Nắm được các nội dung trong hoạt động Hình thành kiến thức
        2. Hiểu cách đặt câu hỏi, lệnh trong hoạt động Hình thành kiến thức
        3. Xây dựng hoạt động Hình thành kiến thức
      • Bài 3: Luyện tập
        Mục đích, yêu cầu của bài học:

        1. Nắm được các nội dung trong hoạt động Luyện tập
        2. Xây dựng hoạt động Luyện tập

      Nhiệm vụ năm học 2017-2018 tại HCM

      STTSố văn bảnTiêu đềLoại tài liệuPhòng banNgày đăng
      13124/GDĐT-TrHHướng dẫn thực hiện cụ thể một số nhiệm vụ chuyên môn Giáo dục Trung học năm học 2017 - 2018 
      Đính kèm file :   

      Hướng dẫnPhòng Trung Học28-08-2017
      23120/GDĐT-TrHHướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017-2018 
      Đính kèm file :   

      Hướng dẫnPhòng Trung Học28-08-2017
      32998/GDĐT-GDTrHHướng dẫn thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường Trung học năm học 2017-2018 
      Đính kèm file :   

      Văn bảnPhòng Trung Học18-08-2017
      42833/GDĐT-TrHVề việc thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về giáo dục 
      Đính kèm file :   

      Hướng dẫnPhòng Trung Học09-08-2017
      546/2017/NĐ-CPNghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 
      Đính kèm file :   

      Qui chế - Qui định - Quyết địnhPhòng Trung Học16-07-2017
      616/2017/TT-BGDĐTThông tư số 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập 
      Đính kèm file :   

      Qui chế - Qui định - Quyết địnhPhòng Trung Học16-07-2017
      72234/GDĐT-TrHHướng dẫn các trường THCS, THPT có giảng dạy chương trình nước ngoài, chương trình Việt Nam bằng tiếng nước ngoài, lập kế hoạch năm học 2017-2018 
      Đính kèm file :   

      Hướng dẫnPhòng Trung Học22-06-2017
      81921/CT-BGDDTChỉ thị số 1921/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2017 về việc tăng cường các hoạt động phối hợp quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè 
      Đính kèm file :   

      Qui chế - Qui định - Quyết địnhPhòng Trung Học06-06-2017
      91228/BGDĐT-GDQPKiểm tra thực hiện quy chế môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. 
      Đính kèm file :   

      Văn bảnPhòng Trung Học28-03-2017