Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Đề thi 120 phút- Chủ đề Văn xuôi hiện đại VN lớp 12

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
CHỦ ĐỀ VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút
MỨC ĐỘ

CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG SỐ
Thấp
Cao
1. Đọc hiểu
(Ai đã đặt tên cho dòng sông / Người lái đò sông Đà)
Nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản
Nêu nội dung chính của văn bản gắn với phương thức biểu đạt
Phân tích và Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
Viết đoạn trình bày cảm nhận của bản thân về ý nghĩa 1 chi tiết, 1 hình ảnh trong văn bản

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
10%

1
1.0
10%
1
1.0
10%
3
3.0
30%
2. Làm văn
(Ai đã đặt tên cho dòng sông / Người lái đò sông Đà)



Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một nhân vật văn học kết hợp với vấn đề xã hội

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ



1
7.0
70%
1
7.0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
1
1.0
10%
1
1.0
10%
2
8.0
80%
4
10.0
100%

Ghi chú: văn bản trích dẫn của phần đọc hiểu và làm văn không liên quan với nhau.


_____________________________-



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: Ngữ văn - KHỐI: 12
Thời gian làm bài: 120 phút
__________________

I.              ĐỌC HIỂU:(3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
       …“ Tôi về Thành Trung vào đầu xuân. Làng Châu Hoá đang rộ mùa rau trái, khí đất hùng hậu, hương đất nồng nàn tưởng như nhìn là thấy được. Trong đêm khuya, chưa bao giờ tôi được nghe một mùi đất thơm đến vậy, xao xuyến như da thịt, sâu  thẳm như thời gian. Chính lúc ấy, tôi liên tưởng đến sông Hương với cái tên gợi cảm của nó; Sông Hương như hiện thân thành một cô gái thần tiên trong truyện cổ nào thuỳ mị đứng bên tôi, nghe tôi hỏi giọng bồi hồi: - Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi ấy; trong đó, tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như thế này: con  người  đã đặt tên cho  dòng   sông như nhà  thơ chọn  bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử.”
                              (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
1.     1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
2.    2.  Gọi tên hai biện pháp tu từ và nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.
3.   3.   Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày ý nghĩa chi tiết “con người ở hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi”
II. LÀM VĂN: (7 điểm)   
Phân tích vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân để thấy được vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc. Từ đó, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
-----Hết-----


4 nhận xét:

  1. - Tính chất cuộc chiến: không cân sức

    + Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp
    trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham
    hiểm à dữ dội, hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.
    + Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán
    chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi.

    - Kết quả: Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức
    mạnh thần thánh của tự nhiên.

    + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi
    thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung
    hãn của dòng sông.
    + Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

    - Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết
    tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:

      - Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.

      - Tạo tình huống đầy thử thách để
      nhân vật bộc lộ phẩm chất.

      - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá
      tính, giàu chất tạo hình.

      =>Khúc hùng ca ca ngợi con người,
      ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới
      thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là
      những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người
      lao động nói chung.

      Xóa
  2. + Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười à trong cảm xúc thẩm mĩ của
    tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
    + Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò
    nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
    + Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục
    thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.

    Trả lờiXóa