Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Truyện hiện đại VN sau 1975 - Bảng mô tả các mức độ đánh giá

  Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sở GD @ ĐT Bình Thuận

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1975

I.                  Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn và trích đoạn tiểu thuyết hiện đại ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Một người Hà Nội – Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng): vấn đề về số phận con người, cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; sự phong phú đá dạng về đề tài, chủ đề; nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.
Hiểu một số đặc điểm của truyện hiện đại Việt Nam sau 1975.
Biết cách đọc hiểu một tác phẩm truyện hiện đại Việt nam theo đặc trưng thể loại.
Biết vận dụng những hiểu biết trên khi làm bài văn nghị luận văn học.
II. Các năng lực cần hình thành:
Từ chuẩn kiến thức kí năng trên, học sinh cần hình thành các năng lực sau:
-         Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
-         Năng lực giải quyết những tình huống đặc ra trong văn bản.
-         Năng lực đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Năm theo đặc điểm thể loại.
-         Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
-         Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

II.               Bảng mô tả các mức độ đánh giá:
Chủ đề truyện hiện đại Việt Nam sau 1975 :

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại,…

- Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc  xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

- So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả.

- Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể.
- Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.

- Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo.

- Lý giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện.


- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- Nhận diện hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ).
- Giải thích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật.
- Trình bày cảm nhận về tác phẩm.
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
(Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ sự học tập nội dung của VB đã đọc hiểu).
- Phát hiện và nêu được tình huống truyện.
- Phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện.
- Thuyết trình về tác phẩm.
- Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch…)
- Nghiên cứu KH, dự án.

- Lí giải ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ.
- Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.





 Công cụ đánh giá:
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,…)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)
- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân,..)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm,..)
Bài tập thực hành:
- Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề…)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình, đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi thảo luận…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét