Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Văn bản nhật dụng

IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút



Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp độ thấp
.(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
  Tên văn bản nhật dụng:
- Phong cách Hồ Chí Minh.
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em .


 Xác định phương thức biểu đạt, bố cục, chủ đề của văn bản.


 Hiểu được các vấn đề được đề cập đến trong các VBND.


Thể hiện được suy nghĩ, bài học về các giá trị của cuộc sống được đề cập trong văn bản

Vận dụng được vấn đề đã học giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống; hoặc biết vận dụng kỹ năng để tìm hiểu một VBND tương ứng.

Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Điểm: 1,5
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Điểm: 1,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Điểm: 2,0
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Điểm: 5,0
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 4
Điểm: 10
Tỉ lệ: 100%



ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN NHẬT DỤNG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút


Câu 1: (1.5đ) Trong chương trình Ngữ văn 9, có những văn bản nào nói về Bác Hồ? Văn bản nào là văn bản nhật dụng, vì sao?
Câu 2:(1.5đ) Em hãy thử đặt hai nhan đề khác cho văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Vì sao em đặt như vậy?
Câu 3: (2.0đ) Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em nhận thức như thế nào về sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay?
Câu 4: (5.0đ) Đọc kĩ văn bản sau:
     “Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
     Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.
    Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
    Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
    Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
    Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”
(Bài tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" trên báo Vnexpress của tác giả Trần Thị Thùy Dung)

a.       Hãy đặt một nhan đề cho văn bản trên. (1.0đ)
b.       Viết đoạn văn để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở cuối văn bản. (4.0đ)







HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VĂN BẢN NHẬT DỤNG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (1,5 điểm)
- Có hai văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh”, “Viếng lăng Bác”. (0,5 điểm)
- Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là văn bản nhật dụng vì nó đề cập đến vấn đề hội nhập với thế giới về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh. (1,0 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
- Dựa vào nội dung văn bản, học sinh có thể đặt hai nhan đề phù hợp với nội dung chính của văn bản.(0,5 điểm)
- Học sinh giải thích được lí do vì sao chọn nhan đề. (1,0 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm)
- Học sinh nêu nhận thức về vấn đề trang phục của giới trẻ hiện nay theo hướng: tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng vẫn không đánh mất thuần phong mĩ tục của dân tộc .
- Có thể nêu một số tình huống cụ thể trong thực tế để minh họa.

Câu 4: (5,0 điểm)
a. Yêu cầu học sinh đặt nhan đề phù hợp với nội dung chính của văn bản. (1.0đ)
Ví dụ:
-  Chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng.
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
- Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.
b. Yêu cầu: Học sinh có thể viết đoạn văn với các phương thức biểu đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo những yêu cầu sau: (4.0đ)
- Về hình thức:
Bố cục đảm bảo 3 phần: mở đoạn – phát triển đoạn – kết đoạn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng; dùng từ, đặt câu đúng, không sai chính tả. (1.5đ)
- Về nội dung
Đoạn văn hướng tới việc học sinh thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề “bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu”. Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo sự phù hợp, thiết thực, khả thi đối với lứa tuổi và thực tế cuộc sống. (2.5đ)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét