Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Phong cách ngôn ngữ


CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT,
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
(CT NGỮ VĂN LỚP 10)
NHÓM 2: SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG:
1 Kiến thức :
-Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng yêu cầu trong cuộc sống thường nhật. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chứa năng thong tin mà quan trong hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói ( khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin…)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
2. Kĩ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ  thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày .
- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của chúng.
- T  đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đạt hiệu quả.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực giải quyết các tình huống đưa ra trong bài học.
- Năng lực đọc -hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phân biệt sự khác biệt giữa hai phong cách.
- Năng lực trình bày nhận biết và vận dụng  hai phong cách trong đời sống  một cách phù hợp( năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ)
- Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về nội dung bài học.
II. BẢNG MÔ PHỎNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT, PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Thấp
Cao
- Trình bàykhái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, hai dạng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ này

-Trình bày Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ này

- Phân biệt được 2 dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lấy được ví dụ về các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt


-Phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,
- Phân tích được biểu hiện của 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thông qua bài tập, và trong tình huống thực tế
- Phân tích được 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,
-Phân tích ngôn ngữ nghệ thuật bằng hiện phát hiện và phân tích các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của chúng.

- Viết đoạn văn có sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

So sánh , đối chiếu  2 phong cách
- Phân tích được cách sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học và các tác giả văn học.

1.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Câu hỏi định tính, định lượng
Bài tập thực hành
-Trắc nghiệm khách quan (về khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các dạng biểu hiện, các đặc trưng)
- Câu tự luận trả lời ngắn (phân tích lí giải các biểu hiện, các đặc trưng của hai phong cách, nhận xét sự khác nhau của hai phong cách, phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của chúng)
Phiếu hoạt động nhóm (trao đổi, thảo luận về nội dung bài học)
-Hồ sơ (tập hợp các bài tập thực hành của cá nhân, nhóm trong quá trình học)
- Bài tập dự án (so sánh , phân biệt hai loại phong cách ngôn ngữ trong việc sử dụng trong học tập, trong cuộc sống)
- Bài tập vận dụng viết đoạn văn có sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt/ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. chỉ rõ cách sử dụng.

2. XÂY DỰNG  MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
a.      Đề kiểm tra cho chủ đề phong cách ngôn ngữ sinh hoạt , phong  cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Ma trận đề
     Mức
            độ

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao



-Trình bày khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nêu hai dạng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ba đặc trưng cơ bản của hai phong cách ngôn ngữnày. PCNNSH(tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể), PCNNNT (tính hình tượng, tính truyền cảm , tính cá thể hóa)


-Lấy được ví dụ về các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( nói, viết ), các dạng ngôn ngữ nghệ thuật ( tự sự, trữ tình, sân khấu)
-Phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5
2,0
20%
5
3,0
30 %


5
50%





Phân tích được biểu hiện của 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thông qua bài tập,
- Phân tích được 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,

sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt một cách có hiệu quả trong các tình huống giao tiếp

phân tích các phép tu từ thường được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tạo lập văn bản mang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( bằng hình thức đoạn văn)

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


3
3
30%
2
2
20%
5
50%
Tổng :
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5
5
2,0
20%
5
5
3,0
30%
3
3
3,0
30%
2
2
2,0
20%
15
15
10
100%


Đề kiểm tra
Thời gian làm bài 45 phút
Hình thức : trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi 1,2:
(Giờ ra chơi, tại hành lang  trường học X Mai, Nam và Lan trao đổi bài kiểm tra)
- Mai ơi! Làm bài được không?
(không có tiếng đáp lại)
Lan và Nam gọi to: - Ê!  Mai có làm được bài không?
- Gì mà la lối om sòm thế hai đứa! Không cho các bạn khác làm bài à! (tiếng một thầy giáo quát)
- Này các em nhỏ tiếng chứ !Ra sân trao đổi để cho các bạn khác làm bài nào, chưa hết giờ mà. (Một cô giáo nhắc nhở)
- Chán ơi là chán! Đầu óc bã đậu quá !sai hai câu rồi . Thầy la cho mà xem. (Mai càu  nhàu)
- Lúc nào chả thế .Khiêm tốn vốn tự cao mà. Kiểu gì mai cậu chả được điểm cao (Nam nói chen vào)
Câu 1: Đoạn hội thoại trên thuộc dạng nào của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
a. Dạng viết
b. Dạng lời nói tái hiện
c. Dạng nói
d. Dạng  lời nói mô phỏng
Câu 2: Tính cụ thể trong đoạn hội thoại trên thể hiện ở các yếu tố nào sau đây.
a.      Địa điểm
b.      Thời gian, có người nghe
c.      Cách diễn đạt cụ thể
d.      Có thời gian địa điểm, có người nói , người nghe cụ thể, có mục đích nói, cách diễn đạt cụ thể.
Câu 3. Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau
Ngôn ngữ sinh hoạt là………, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm nhằm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
a.      Lời ăn tiếng nói hằng ngày
b.      Khẩu ngữ
c.      Trần thuật
d.      Tường thuật
Câu 4. Hãy chỉ ra dạng tồn tại của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn thơ sau
“- Đằng nớ vợ chưa? 
- Đằng nớ? 
- Tớ còn chờ độc lập

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp, 
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
a.      Dạng nói
b.      Dạng viết
c.      Tái hiện lời thoại của nhân vật
d.      Mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
Câu 5.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Tình thương lớn mạnh hơn lửa thép 
Trận địa đây xây giữa lòng người 
Dẫu mưa nắng trái đất tròn vẫn đẹp 
Đời yêu ta, ta phải thắng cho đời”
 
                              ( Việt Nam – máu và hoa- Tố Hữu)
a.       Ẩn dụ
b.       So sánh
c.       Hoán dụ
d.       Nói quá
Câu 6.  Trong các ví dụ  dưới đây ví dụ nào thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a.      Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”    
                              ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
b.      Lan ơi! Đi học thôi.
c.      Tam giác cân là tam giác có ba cạnh bằng nhau
d.      Canh rau ngót được chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc là lá rau ngót, thịt nạc hoặc tôm khô.

Câu 7.  Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
            Ngôn ngữ nghệ thuật tuy lấy ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày làm ………..nhưng khác với ngôn ngữ hằng ngày ở chức năng thẩm mĩ.
a.      Công cụ
b.      Chất liệu
c.      Phương tiện
d.      Cách thức

Câu 8. Xác định tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong ví dụ sau trên phương diện từ ngữ, giọng điệu
“Thầy ơi, thầy có thể cho con gọi một tiếng ba không? Những thứ con học được từ ba không đơn thuần là từ những trang vở mà còn từ chính con người ba. Chắc sẽ khó để con tìm được ai giống như ba của con, cũng như ba của 49 đứa “quỷ nhỏ” lớp 12 chuyên hóa. Tụi con đều yêu ba nhiều lắm, sau này tuy không còn được ba dạy bảo nữa nhưng những lời dạy của ba, tụi con sẽ giữ mãi trong lòng”.
a.      Giọng chân thành, cách xưng hô “ thầy ơi, tụi con, ba, quỷ nhỏ
b.      Cách gọi : ba ơi, thầy ơi
c.      Dạng viết, từ ngữ được chọn lọc
d.      Tình cảm chân thành, biết ơn.

Câu 9.Ngôn ngữ trong đoạn văn bản sau thuộc loại nào của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
Quan Công nói:
-         Ta thế nào là bội nghĩa?
Trương Phi nói:
-         Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày.
( Hồi trống cố thành- trích Tam Quốc diễn nghĩa- La Quán Trung)
a.      Ngôn ngữ sân khấu
b.      Ngôn ngữ thơ
c.      Ngôn ngữ tự sự
d.      Ngôn ngữ tiểu thuyết
Câu 10. Hai câu thơ sau  tạo được sự  hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc nhờ yếu tố nào của tính truyền cảm.
“ Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
                                    ( Em ơi… Ba Lan- Tố Hữu)
a.      Màu sắc
b.      Âm thanh
c.      Vần điệu
d.       Cách nói

Câu 11: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong  các ví dụ sau và nêu tác dụng ?
a.      Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
                                    ( Viếng Lăng Bác- Viễn Phương)
b.      Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân Tài như lá mùa thu.”
(Đại cáo bình Ngô –Nguyễn Trãi)
Câu 12: cho hai ví dụ sau
-         Mình ơi! Em thương mình lắm
-          “ Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, em thương mình bấy nhiêu.”
                                                            ( Ca dao)
a.      Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của hai ví dụ trên ?
b.      Cách diễn đạt nào hiệu quả hơn? Vì sao ?
c.      Tìm ví dụ tương tự? 
Câu 13.Chỉ ra tính hình tượng được thể hiện trong bài thơ sau. Trình bày suy nghĩ  của anh chị về hình tượng  đó.

“Ai đi biên giới cho lòng ta theo với 
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình 
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi 
Suốt một đời cùng với gió giao tranh
.”
                           ( Lau biên giới – Chế Lan Viên)


3 Hướng dẫn chấm
1.      Yêu cầu
-         Kiến thức: đảm bảo theo yêu cầu kiến thức theo CKTKN .
-         Bước đầu hình thành năng lực  của học sinh  qua  bài học.
Kĩ năng : biết cách làm bài kiểm tra TNKQ và Tự luận của một bài tiếng Việt

1.TRẮC NGHIỆM

Câu



đáp án

1
 2
3
4
 5
 6
7
8
9
10


C
D
A
D
B
A
B
A
C
C

2.      TỰ LUẬN
3.       Câu 11
a.      Ẩn dụ : tác dụng  Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kínhcủa nhân dân với Bác, niềm tinBác sống mãi với non sông đất nước ta.
b.      So sánh . Tác dụng   nhấn mạnhtrong cảnh chiến tranh loạn lạc mà nhân tài, tuấn kiệt thì ít, tựa như sao buổi sớm, như lá mùa thu (một trong những khó khăn buổi đầu của Lê lợi).
Câu 12

a.      Vd1 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
            Vd2 phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b.      Cách diễn đạt của  Vd 2 hiệu quả hơn vì không chỉ diễn đạt cảm xúc của nhân vật trữ tình mà còn có tác dụng lan truyền cảm xúc cho người đọc người nghe.
c.      Học sinh lấy ví dụ tương tự.
 Câu 13
Học sinh chỉ ra được tính hình tượng của bài thơ : Từ hình ảnh cây lau (Mềm mại, mảnh mai, nhỏ bé, gió lay không gãy….) học sinh  liên tưởng đến hình ảnh dân tộc Việt Nam ( bền bỉ, kiên cường )



3 nhận xét:

  1. Sao ma trận cộng lại chưa đủ 10 điểm

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn! Các bạn đã tinh ý nhặt sạn! Đây là 1 trong những thao tác nhất thiết phải có sau khi làm ma trận, làm đề và hướng dẫn chấm!

    Trả lờiXóa