Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

VD Ma trận và đề KTC 90 phút(Bài viết số 6)

a)Ma trận: Biết (1.5 điểm), Hiểu (1.5 điểm), Vận dụng thấp (7.0 điểm), Vận dụng cao (1.0 điểm)
Phần/
Câu
Nhận biết
0.5 đ/câu
Thông hiểu
0.5 điểm/câu
Vận dụng
Vận dụng thấp
(Câu 4: 2 điểm, Câu 5: 4 điểm)
Vận dụng cao
Câu 5
(1.0 điểm)
I.Đọc hiểu
(3 câu)
Văn bản tự sự; nghệ thuật
II. Làm văn
(2 câu)
  • Viết đoạn NLXH
- Bài văn
Kiểu bài phân tích, cảm nhận về tác phẩm truyện.
- Xác định luận đề của văn bản



-Gọi tên phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.
- Gọi tên phong cách ngôn ngữ của văn bản
-Gọi tên biện pháp tu từ đã được sử dụng trong văn bản kèm theo biểu hiện.

-Gọi tên các phép liên kết kèm theo biểu hiện gắn với văn bản
-Nêu được các luận điểm để thể hiện luận đề đã xác định gắn với ngữ liệu
- Hiểu được biểu hiện của phương thức đó gắn với văn bản

Trình bày được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ gắn với văn bản
- Phân tích được ý nghĩa tác dụng của BPTT đó trên phương diện nội dung và nghệ thuật
- Nêu được ý nghĩa nội dung và ý nghĩa của phép liên kết đó
Câu 4: (2 điểm) Vận dụng hiểu biết về cách viết đoạn, các thao tác lập luận, các phép liên kết, các kiến thức, kỹ năng về đọc hiểu văn bản, biện pháp nghệ thuật… để viết được 1 đoạn văn từ 10-15 câu/dòng theo yêu cầu đề liên quan đến nội dung văn bản trong phần đọc hiểu.
Câu 5: (5 điểm) Viết bài NLVH
Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để
- Phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật 1 đoạn văn bản trong tác phẩm.
-Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ phân tích văn bản.
- Phân tích đặc điểm, tính cách nhân vật và ý nghĩa hình tượng văn học trong văn bản
-Trình bày cảm nhận về 1 đoạn trích trong tác phẩm.
-Chỉ ra các biểu hiện và kháiquát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm.








- So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm hoặc nhận vật hoặc cách thực sử dụng BPTT, cách kể, cách tả giữa 2 chi tiết cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả để làm rõ quan điểm của bản thân theo yêu cầu đề (0.5 điểm).
- Viết văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc hoặc ý phong phú, sáng tạo (0.5 điểm)


c) Đề minh hoạ- Dùng trong bài viết số 6 : Thời gian làm bài 90 phút

I.ĐỌC HIỂU(3 điểm). Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
      …“ Tôi về Thành Trung vào đầu xuân. Làng Châu Hoá đang rộ mùa rau trái, khí đất hùng hậu, hương đất nồng nàn tưởng như nhìn là thấy được. Trong đêm khuya, chưa bao giờ tôi được nghe một mùi đất thơm đến vậy, xao xuyến như da thịt, sâu  thẳm như thời gian. Chính lúc ấy, tôi liên tưởng đến sông Hương với cái tên gợi cảm của nó; Sông Hương như hiện thân thành một cô gái thần tiên trong truyện cổ nào thuỳ mị đứng bên tôi, nghe tôi hỏi giọng bồi hồi: - Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi ấy; trong đó, tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như thế này: con  người  đã đặt tên cho  dòng   sông như nhà  thơ chọn  bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử.”
                               (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Giải thích tại sao anh/chị xác định như vậy?
Câu 2. Nếu phân loại văn bản theo mục đích phát ngôn và lĩnh vực, đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu 2 biểu hiện của phong cách đó.
Câu 3. Phân tích 01 biện pháp tu từ và nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.
II. LÀM VĂN : (7 điểm)
Câu 4. 2.0 điểm.
Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) trình bày việc làm cụ thể của anh/chị để thực hiện được ước vọng “muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử”.
Câu 5. 5.0 điểm
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ  để thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua đoạn trích:
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? …Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
…Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau…
(Trích Vợ nhặt- Kim Lân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét